"Con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gửi cho họ Thánh Giá sao?"

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Tiếng Anh Giao Tiếp 01

TỪ VỰNG

call /kɑːl/ gọi điện thoại
(intransitive/transitive verb) to telephone someone
Call me when you've arrived there.
text /tekst/ nhắn tin (bằng điện thoại)
(transitive verb) to send a written message to someone using a mobile phone
He didn't call or text me all day.
forget /fərˈɡet/ quên
(intransitive/transitive verb) to be unable to remember a fact or piece of information
Sorry, I forgot his name.
message /ˈmes.ɪdʒ/ tin nhắn, lời nhắn, thông báo
(countable noun) a short piece of information that you give to a person when you cannot speak to them directly
There's a message for you here from Peter.
chat /tʃæt/ nói chuyện phiếm, tán gẫu
(intransitive verb) to talk in a friendly way
She spent hours on the phone chatting to her friends.

CẤU TRÚC CÂU
Do you know why I didn't show up last night? 
 /duː juː noʊ waɪ aɪ ˈdɪd|nt ʃoʊ ʌp læst naɪt/
   Bạn biết vì sao tối qua tôi không đến không?

ÂM VÀ TỔ HỢP ÂM CẦN CHÚ Ý LUYỆN TẬP:
/d|nt/didn’tcouldn’tshouldn’t
/æst/lastcastfast


PHÂN TÍCH CẤU TRÚC
do you know why... = bạn có biết tại sao...
        Do you know why he didn’t take that exam?
        Bạn có biết tại sao anh ta không đi thi không?


to show up = đi đến (và có mặt tại đâu)
        I’ll be very surprised if they show up on time. 
        Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu họ đến/có mặt đúng giờ.

to know why/how/what… = biết vì sao/làm sao/cái gì…
        Do you know why she cried? 
        Bạn có biết vì sao cô ấy khóc không?

PHÂN TÍCH NGỮ PHÁP

1.  Dạng câu hỏi lồng trong một câu hỏi khác (Embedded Questions) hay còn được gọi là “câu hỏi hàm ngụ”, có hai cấu trúc sau:

Cấu trúc 1: câu hỏi lồng trong một câu hỏi khác, đặt dấu chấm hỏi cuối câu.

Auxiliary + Subject  + Verb + question word + Subject + Verb...? 

Do
 (Aux.) + you (S) + know (V) + why (question word) + I (S) + didn’t show up (V) + last night?

Cậu biết tại sao tối qua tớ không đến không?

Ví dụ:
    
     Do you know where he went? 
     Anh có biết anh ấy đi đâu không?

     Could you tell me what time it is? 
     Anh vui lòng cho hỏi mấy giờ rồi?

Cấu trúc 2: câu hỏi lồng trong một câu phát biểu, đặt dấu chấm cuối câu.
Subject + Verb (phrase) + question word + Subject + Verb... 

Ví dụ:

     We haven’t known where the meeting will take place. 
     Chúng tôi không biết là cuộc họp sẽ tổ chức ở đâu.

     The authorities cannot figure out why the plane landed at the wrong airport. 
     Các nhà chức trách không nghĩ ra được là tại sao phi cơ lại đáp sai phi trường.



2. didn’t show up:

Trợ động từ “did” là hình thức quá khứ của “do”, “didn’t show up” (không đến) được dùng kèm với cụm trạng từ chỉ một thời điểm ở quá khứ “last night” (tối qua), ngụ ý chỉ hành động “không đến” đã xảy ra (và chấm dứt) vào thời điểm “tối qua”.

did” được dùng cho đại từ ở tất cả các ngôi khi thành lập câu hỏi hoặc câu phủ định “didn’t”.

Các trạng từ hay cụm  trạng từ chỉ thời gian thường được dùng ở thì quá khứ đơn là:yesterday, yesterday morning, yesterday afternoon, yesterday evening, last night, last Monday, last week, last month, ago...

Ví dụ:

     Did he go out for dinner last Friday? 
     Anh ấy đã đi ra ngoài ăn tối hồi thứ sáu tuần rồi phải không? the

     => trợ động từ “did” được dùng để thành lập câu hỏi với chủ từ “he” (ngôi thứ 3 số ít)

     They didn’t wash their car. 
     Họ đã không rửa xe của họ.

     => trợ động từ “didn’t” được dùng để thành lập phủ định với chủ từ “they” (ngôi thứ 3 số nhiều)

Thu gọn 

I tried to call you but I got a busy signal.
   /aɪ traɪd tuː kɑːl juː bʌt aɪ ɡɑːt ə ˈbɪz.i ˈsɪɡ.nəl/
   Tôi đã cố gọi cho bạn nhưng máy bận.

ÂM VÀ TỔ HỢP ÂM CẦN CHÚ Ý LUYỆN TẬP:
/aɪd/triedridetide
/ɑːl/callballall



PHÂN TÍCH CẤU TRÚC
to try to do something = cố gắng làm gì đó
        Just try to stay calm.
        Chỉ cần cố gắng giữ bình tĩnh.


to call somebody = gọi điện cho ai
        I’ll call you when I get home.
        Tôi sẽ gọi cho anh khi tôi về tới nhà.


to get a busy signal = nhận tín hiệu bận; máy bận
        I called her but just got a busy signal.
        Tôi đã gọi cô ta nhưng máy bận.


a busy signal (tín hiệu báo bận đường dây điện thoại)
        I noticed the call was connecting but then I got a busy signal right away. 
        Tôi thấy cuộc gọi đang được kết nối nhưng ngay sau đó tôi nhận được tín hiệu bận.

PHÂN TÍCH NGỮ PHÁP

1. Động từ “tried” và “got” là dạng quá khứ của “try” và “get” được dùng để chỉ hai hành động này đã xảy ra và chấm dứt (tại một thời điểm xác định) trong quá khứ; trường hợp này người nói không đề cập đến thời điểm vì đã được cả người nói và người nghe hiểu ngầm. Các trạng từ hay cụm  trạng từ chỉ thời gian thường được dùng ở thì quá khứ đơn là: yesterday, yesterday morning, yesterday afternoon, yesterday evening, last night, last Monday, last week, last month, ago...

Ví dụ:
     saw a movie yesterday evening. 
     Chiều qua tớ đã xem một bộ phim.
     => “saw” là dạng quá khứ của “see”, “yesterday evening” là cụm trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ.

     Did you have dinner with Scott last night? 
     Tối qua cậu ăn tối với Scott à?
     => “Did” là dạng quá khứ của “Do”, “last night” là cụm trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ.

2. “but" (nhưng) là liên từ kết hợp (coordinating conjunction) được dùng để nối hai mệnh đề độc lập lại với nhau, hai mệnh đề này luôn có ý tưởng khác nhau hoặc gây ngạc nhiên cho người nghe, và thường có hoặc không có dấu phẩy giữa hai mệnh đề. Một số liên từ kết hợp khác là: and, for, nor, or, so, yet.

I tried to call you but I got a busy signal.

=> Liên từ “but" nối mệnh đề độc lập 1 “I tried to call you" với mệnh đề độc lập 2 “I got a busy signal"; hai ý khác nhau.


Ví dụ:    
     She’s 83 but she still goes swimming every day. 
     Bà ấy đã 83 tuổi nhưng vẫn còn đi bơi mỗi ngày.
     => gây ngạc nhiên: vì đã 83 tuổi mà vẫn đi bơi mỗi ngày.

     I don’t care for the beach, but I enjoy a good vacation in the mountains. 
     Tôi không quan tâm đến bãi biển, nhưng tôi thích một kỳ nghỉ ở miền núi.
     => hai ý tưởng khác nhau.
Thu gọn 


I was in a hurry so I couldn't text you. 
 /aɪ wəz ɪn ə ˈhʌ r.i soʊ aɪ ˈkʊd.ənt tekst juː/
   Tôi vội nên đã không thể nhắn tin cho bạn.

ÂM VÀ TỔ HỢP ÂM CẦN CHÚ Ý LUYỆN TẬP:
/d|nt/couldn’tdidn’tshouldn’t
/eks/textexflex



PHÂN TÍCH CẤU TRÚC
to be in a hurry (to do something) = to be sth in a hurry = vội vàng (làm gì đó)
        I’m sorry, I'm in a hurry.
        Xin lỗi, tôi đang vội.

        Why are you in such a hurry to leave? 
        Sao bạn phải vội vã đi vậy?
    

to text somebody = nhắn tin cho ai
        I’ll text you the time.
        Mình sẽ nhắn tin cho cậu biết thời gian.


could do sth = có thể làm gì đó (dùng ngữ cảnh ở quá khứ)
        I was glad you could come.
        Tôi mừng là anh có thể đến.


couldn’t do sth = could not do sth = không thể làm gì đó (dùng ngữ cảnh ở quá khứ)
        I could not breathe. 
        Tôi không thể thở nổi.

PHÂN TÍCH NGỮ PHÁP

1. was, couldn’t

-  “was” là hình thức quá khứ của động từ “to be: is”, được dùng với đại từ ngôi thứ nhất số ít “I” và ngôi thứ ba số ít “he, she, it”.

I was in a hurry: tôi vội...

=> Hành động “vội” đã xảy ra và chấm dứt tại một thời điểm cụ thể (được hiểu ngầm giữa người nói và người nghe) trong quá khứ.

-  “could” là hình thức quá khứ của trợ động từ khiếm khuyết “can”, được dùng với các đại từ của tất cả các ngôi.

I couldn't text you: tôi không thể nhắn tin cho cậu...

=> Hành động “không thể nhắn tin” đã xảy ra và chấm dứt tại một thời điểm cụ thể (được hiểu ngầm giữa người nói và người nghe) trong quá khứ. 

2. Liên từ kết hợp (coordinating conjunction) “so" (nên/do đó/vì thế) được dùng để nối hai mệnh đề độc lập lại với nhau, và thường có hoặc không có dấu phẩy giữa hai mệnh đề; tuy nhiên, mệnh đề có “so" đưa ra hệ quả của sự việc ở mệnh đề chính. Một số liên từ kết hợp khác là: and, but, for, nor, or, yet.
=> Liên từ kết hợp hợp “so" nối mệnh đề độc lập 1 “I was in a hurry" với mệnh đề độc lập 2 “I couldn't text you"; và “so I couldn't text you" là hệ quả hay xảy ra là do “I was in a hurry".

Ví dụ:     

     My knee started hurting so I stopped running. 
     Đầu gối tôi bắt đầu đau nên tôi không chạy nữa.
     => “so I stopped running” là hệ quả của “My knee started hurting

     He was born in France, so he also has a French passport. 
     Anh ấy sinh ra ở Pháp, do đó anh ấy cũng có hộ chiếu Pháp.
     => “so he also has a French passport” là hệ quả của “He was born in France”.

Thu gọn 


My friend came and I had to take her out for dinner.
   /maɪ frend keɪm ənd aɪ hæd tuː teɪk hɜːr aʊt fɔːr ˈdɪn.ər/
   Bạn tôi đến và tôi phải dắt cô ấy đi ăn tối.

ÂM VÀ TỔ HỢP ÂM CẦN CHÚ Ý LUYỆN TẬP:
/eɪm/cameaimsame
/t/taketable

 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC
to come (to a place) = đến (một nơi nào đó)
        I'm glad you came. 
        Tôi mừng là anh đến.


to have to do something = phải làm gì
        I have to cook dinner now. 
        Bây giờ tôi phải nấu cơm tối.


to take somebody out for dinner = đưa/mời ai đi ăn tối
        I would like to take you out for dinner sometime. 
        Tôi muốn lúc nào đó mời bạn đi ra ngoài ăn tối.

to take sb out for something = mời ai đi ăn/xem phim…
        He is taking the whole family out for dinner. 
        Anh ấy rủ cả nhà đi ăn tối.

PHÂN TÍCH NGỮ PHÁP

1. “had to" là dạng quá khứ của “have to" (phải) được dùng để đề cập đến một việc hay một nghĩa vụ cần thiết phải làm do tác động bên ngoài.

My friend came and I had to take her out for dinner
=> tác động bên ngoài là “bạn đến” “My friend came" => nghĩa vụ cần phải làm “đưa cô ấy đi ăn tối" “I had to take her out for dinner".

Sự khác nhau giữa “have to” và “must”:

- “have to" (phải) được dùng để đề cập đến một việc hay một nghĩa vụ cần thiết phải làm do tác động bên ngoài.


Ví dụ:    

     have to arrive at work at 9 sharp. My boss is very strict. 

     Tớ phải đến chỗ làm đúng 9 giờ. Sếp tớ rất nghiêm khắc.
     => Tác động bên ngoài là “My boss is very strict" => nghĩa vụ phải làm “I have to arrive at work at 9 sharp.”

     We have to give him our answer today or lose out on the contract. 
     Chúng ta phải trả lời ông ấy trong ngày hôm nay, nếu không sẽ mất hợp đồng này.
     => nghĩa vụ phải làm là “We have to give him our answer today”, do tác động bên ngoài là “or lose out on the contract”.

     You have to pass your exams or the university will not accept you.     
     Cậu phải đậu các kỳ thi, nếu không trường đại học sẽ không nhận câu đâu.
     => nghĩa vụ phải là là “You have to pass your exams", do tác động bên ngoài là “or the university will not accept you".

- “must” được dùng để đề cập đến một việc hay một nghĩa vụ cần thiết phải làm do cá nhân người nói nghĩ hay đồng ý là đúng và quan trọng.

Ví dụ:     

     must go to bed earlier. 

     Tớ phải đi ngủ sớm hơn đây.

     They must do something about it. 
     Họ phải làm gì đó để giải quyết chuyện đó.

     You must answer all the questions. 
     Anh phải trả lời hết tất cả các câu hỏi.

2. Nguyên tắc chính của việc sử dụng liên từ kết hợp (coordinating conjunction) “and" là“có tính ngang bằng về mặt ngữ pháp hoặc cùng loại", tức là có thể dùng để nối hai (hoặc hơn hai) từ, cụm từ hoặc mệnh đề độc lập với nhau, và mang tính liệt kê, chứ không thể nối một từ với một cụm từ hoặc nối một cụm từ với một mệnh đề, hoặc một danh từ với một tính từ... (một số liên từ kết hợp khác là: for, nor, but, or, yet, so”)

Trường hợp chỉ có hai từ/cụm từ/mệnh đề, ta không dùng dấu phẩy, còn từ ba từ/cụm từ/mệnh đề trở lên ta phải dùng dấu phẩy.


My friend came and I had to take her out for dinner. 
Bạn tôi đến và tôi phải dắt cô ấy đi ăn tối.

=> “and" nối hai mệnh đề độc lập “My friend came" và “I had to take her out for dinner".

Ví dụ:     


     Most children like cookies and milk.

     Đa số trẻ con thích bánh qui và sữa.
     => “and" nối “cookies" và “milk", cả hai đều có tính ngang bằng về mặt ngữ pháp vì chúng đều là danh từ.

     The gold is hidden at the beach and by the lakeside .
     Vàng được dấu ở bãi biển và ở bờ hồ.
     => “and" nối “at the beach" và “by the lakeside", cả hai đều có tính ngang bằng về mặt ngữ pháp vì chúng đều là cụm giới từ.

     What you say and what you do are different things .
     Điều anh nói và điều anh làm là những/hai chuyện khác nhau.
     => “and" nối “what you say" và “what you do", cả hai đều có tính ngang bằng về mặt ngữ pháp vì chúng đều là mệnh đề.


3. came, had to

- “came” là hình thức quá khứ của “come”, được dùng với đại từ của tất cả các ngôi, hoặc danh từ/cụm danh từ tương ứng với đại từ của tất cả các ngôi.


- “had to” là hình thức quá khứ của “have to/has to”, được dùng với đại từ của tất cả các ngôi.

Thu gọn 


I intended to call you back but it just slipped my mind afterwards.
   /aɪ ɪnˈtendɪd tuː kɑːl juː bæk bʌt ɪt dʒʌst slɪpt maɪ maɪnd ˈæf.t ə.wədz/
   Tôi đã định gọi điện thoại lại cho bạn nhưng sau đó lại quên mất.

ÂM VÀ TỔ HỢP ÂM CẦN CHÚ Ý LUYỆN TẬP:
/æk/backpacksack
/dʒʌ/justjudge
/ɪpt/slipped



PHÂN TÍCH CẤU TRÚC
to intend to do something = dự định làm gì
        What do you intend to do?
        Bạn định làm gì?


to call somebody back = gọi điện thoại lại cho ai
        Can I call you back this afternoon?
        Trưa nay, tôi gọi lại anh được không?


to slip one’s mind = quên khuấy đi
        I’m sorry that I didn’t come yesterday. It slipped my mind.
        Xin lỗi vì hôm qua tôi không đến. Tôi quên khuấy đi mất.


to call sb = gọi điện cho ai
        My mom called me to tell the good news. 
        Mẹ gọi cho tôi để báo tin vui.

PHÂN TÍCH NGỮ PHÁP
 1. intended, slipped=> “intended” là hình thức quá khứ của “intend”. Do tận cùng của từ là hai phụ âm “nd” nên chỉ thêm “-ed” khi chia thì quá khứ; đồng thời “-ed” được phát âm thành /ɪd/ đối với tất cả các động từ tận cùng là “d” và “t”.

Ví dụ:    

     add /æd/        - added /’ædɪd/
     want /wɒnt/    - wanted /’wɒntɪd/

=> “slipped” là hình thức quá khứ của “slip”. Do tận cùng của từ là phụ âm “p”, có dạng “phụ âm + 1 nguyên âm + 1 phụ âm” = “sl + i + p”, nên khi thêm “ed” phải gấp đôi phụ âm cuối là “p” khi chia thì quá khứ; đồng thời “-ed” được phát âm thành /t/ đối với tất cả cả động từ tận cùng là các phụ âm “ch, p, f, k, s, x, sh” tương đương với các phát âm /ʧ/, /p/, /f/, /k/, /s/, /ks/, /∫/.

Ví dụ:    

     stop /stɒp/     - stopped /stɒpt/
     wash /wɒ∫/    - washed /wɒt/

Các trạng từ hay cụm  trạng từ chỉ thời gian thường được dùng ở thì quá khứ đơn là: yesterday, yesterday morning, yesterday afternoon, yesterday evening, last night, last Monday, last week, last month, ago...

Người nói dùng thì quá khứ đơn để nói về hành động “intended” và “slipped” đã kết thúc trong quá khứ.

2. “back" (đáp lại/lùi lại/về phía sau - theo hướng ngược lại) trong trường hợp này mang chức năng trạng từ vì bổ nghĩa cho động từ thường “call" (khác nghĩa với tính từ là “sau/sau cùng" khi dùng với động từ “to be" hoặc bổ nghĩa cho một danh từ), “call sb back" là “gọi điện thoại lại cho ai".

Ví dụ:   

     James phoned, and I said you’ d phone him back later.
     James gọi điện thoại, và tớ nói cậu sẽ gọi lại cho cậu ấy sau.
     => “back" là trạng từ bổ nghĩa cho động từ “would phone".

     He punched me, so I punched him back.
     Hắn đấm tớ, vì thế tớ đã đấm lại hắn.
     => “back" là trạng từ bổ nghĩa cho động từ “punched".
     If we push the table back against the wall, we'll have more room .
     Nếu chúng ta đẩy cái bàn sát tường, chúng ta sẽ có thêm khoảng trống.
     => “back" là trạng từ bổ nghĩa cho động từ “push".

3. Trạng từ “afterward = afterwards" - sau đấy/sau đó, sau này, về sau: có thể đứng trước hoặc đứng sau một mệnh đề.

it just slipped my mind afterward
=> “afterward" đứng sau mệnh đề.

Ví dụ:    

     Let’s go and see a film and afterwards we could go for a meal .
     Chúng ta đi xem phim đi, rồi sau đó có thể đi ăn.
     => “afterwards" đứng trước mệnh đề “we could go for a meal".

     The boy needs to eat all of his dinner and he can have dessert afterwards.
     Thằng bé cần phải ăn hết bữa ăn tối của nó rồi sau đó nó có thể ăn tráng miệng.
     => “afterwards" đứng sau mệnh đề “he can have dessert”.

4. Just đóng vai trò trạng từ

a. Just = chỉ, chỉ là

Ví dụ:

She doesn’t date Peter, they’re just friends.
Cô ấy không hò hẹn với Peter, họ chỉ là bạn mà thôi.

He’s just a kid. Don’t be so hard on him.
Nó chỉ là đứa bé bé; đừng quá khắt khe với nó.
Do you need some help? No, I’m just browsing. 
Bạn cần giúp gì không? Không, tôi chỉ xem qua thôi.

b. Just còn có nghĩa vừa mới, mới xảy ra 

Ví dụ:

What did you just talk to me
Bạn vừa nói gì với tôi vậy?

just went to the market to get some food.
Tôi vừa mới đi chợ mua ít đồ ăn.

I have just bought a new car.
Tôi vừa mới mua một chiếc xe ô tô mới.

c. Just = exactly: giống như, chính xác như

Ví dụ:

He looks just like his dad.
Nó trông giống bố như đúc.

That’s just what I want.
Đó đúng là những gì tôi muốn.
Thu gọn 

TỔNG KẾT CÁC CÂU CẦN LUYỆN TẬP
Chép ra giấy, tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi, lần lượt đọc mỗi câu ít nhất 200 lầntrước khi học sang bài mới. Nếu bạn không có nhiều thời gian, đừng chạy đua với ngày học. Hãy học 2 ngày 1 bài để bảo đảm bạn đã lặp lại đủ số lần.

1. Do you know why I didn't show up last night?

2. I tried to call you but I got a busy signal.

3. I was in a hurry so I couldn't text you.

4. My friend came and I had to take her out for dinner.

5. I intended to call you back but it just slipped my mind afterwards.

HỘI THOẠI
Hiện Tiếng Việt
1
What was Dave suffering from?
2
What does Eric advise Dave to do?
Hiện Tiếng Việt
Dave06257
I was tossing and turning all night! I haven’t slept a wink in 3 !
Erick64667557
What’s keeping you up?
Dave81859253
Nothing, really.
Erick999611830
OK, how about sleeping ?
Dave1217815173
That’s too                     . I’d rather see a doctor first.
Erick1563819747
My              is to see a doctor then. You need all the beauty             you can get!

ĐÁP ÁN
Dave06257
I was tossing and turning all night! I haven’t slept a wink in 3 days!
Tôi đã trằn trọc suốt đêm! Tôi không chợp mắt được tí nào 3 ngày nay!
Erick64667557
What’s keeping you up?
Điều gì khiến anh phải thức vậy?
Dave81859253
Nothing, really.
Thật sự chẳng có gì.
Erick999611830
OK, how about sleeping pills?
Được rồi, dùng thuốc ngủ thì sao?
Dave1217815173
That’s too dangerous. I’d rather see a doctor first.
Quá nguy hiểm. Trước tiên tôi nên gặp bác sĩ đã.
Erick1563819747
My advice is to see a doctor then. You need all the beauty sleep you can get!
Tôi khuyên là gặp bác sĩ đi. Anh cần ngủ đủ giấc để có sức khỏe chứ!

Phân tích cấu trúc

Trong bài này, có các cụm từ sau cần lưu ý:

toss and turn     =     không thể ngủ được vì lo lắng
If you toss and turn, you move restlessly in bed and cannot sleep properly, because you are ill or worried.
Nếu bạn trằn trọc, bạn cứ cựa quậy trên giường không yên và không thể ngủ ngon, vì bạn bị bệnh hay lo lắng.


not sleep a wink     =     không ngủ chút nào 
Peter did not sleep a wink yesterday.
Hôm qua Peter không ngủ được tí nào.


How about...?       =    dùng để đề nghị một ý kiến mới        
How about the rental fee, do I pay by the month or the year?
Phí thuê thế nào, tôi trả theo tháng hay theo năm?


beauty sleep      =     giấc ngủ ngon trong trạng thái thư giãn hoàn toàn, thường là ngủ trước nửa đêm    
Good night, I must get my beauty sleep.
Chúc ngủ ngon, tôi cũng phải đi ngủ sớm cho khoẻ mới được.


to need st        =      cần gì     
I need money to buy a new computer.
Tôi cần tiền để mua máy tính mới.

DANH TỪ (NOUN) LÀ GÌ?


I. Định nghĩa

Danh từ là các từ được dùng để gọi tên người hay sự vật. Mọi thứ chúng ta thấy hoặc có thể đề cập đến đều được giới thiệu bằng một từ đặt tên cho nó – từ đó được gọi là danh từ.

Có nhiều từ được dùng để chỉ: Người - Động vật - Nơi chốn - Đồ vật - Loại vật chất - Đặc tính - Hành vi - Sự/đơn vị đo lường.

1. Người

soldierAlancousinFrenchman
línhtên riênganh/chị/em họngười Pháp

2. Động vật

ratzebralionmonkey
chuộtngựa vằnsư tửkhỉ

3. Nơi chốn

houseLondonfactoryshelter
nhàthành phố Luân đônnhà máychỗ ẩn náu

4. Đồ vật

tableframeprinterchisel
cái bàncấu trúc/cơ cấumáy incái đục

5. Loại vật chất

leadnitrogenwaterice
chìni tơnướcbăng

6. Đặc tính

kindnessbeautybraverywealth
sự tử tếvẻ đẹpsự dũng cảmsự giàu sang

7.  Hành vi

rowingcookingbarkingreading
sự chèo thuyềnsự nấu ăntiếng sủaviệc đọc/xem

8. Sự/đơn vị đo lường

monthinchdaymeter
thángin sơngàymét


II. Chức năng

Một danh từ có thể làm chủ từ của một động từ, bổ ngữ cho động từ “to be, become, seem”, túc từ của động từ, túc từ của một giới từ và có thể ở dạng sở hữu.

1. Làm chủ từ (subject) của một động từ
Tom arrived at the airport yesterday morning .
Sáng hôm qua Tom đến sân bay rồi.
=> danh từ riêng “Tom” làm chủ từ cho động từ “arrived

2. Làm bổ ngữ (complement) của động từ “to be, become,seem…”
Tom is an actor .
Tom  một diễn viên.
=> danh từ “actor” làm bổ ngữ cho động từ “is

3. Làm túc từ (object) của một động từ
I saw Tom at the theater last night.
Tối qua tôi thấy Tom ở nhà hát.
=> danh từ riêng “Tom” làm túc từ cho động từ “saw

4. Làm túc từ của một giới từ (preposition)
I spoke to Tom this morning.
Sáng nay tôi đã nói chuyện với Tom.
=> danh từ riêng “Tom” làm túc từ cho giới từ “to

5. Cũng có thể ở dạng sở hữu cách
Tom ’s book is on the table.
Sách của Tom ở trên bàn.
=> danh từ riêng “Tom” ở dạng sở hữu cách “Tom’s

Tóm tắt
Danh từ là các từ được dùng để gọi tên người hay sự vật. Mọi thứ chúng ta thấy hoặc có thể đề cập đến đều được giới thiệu bằng một từ đặt tên cho nó – từ đó được gọi là danh từ.
- Có nhiều từ được dùng để chỉ: Người - Động vật - Nơi chốn - Đồ vật - Loại vật chất - Đặc tính - Hành vi  - Sự/đơn vị đo lường.
- Một danh từ có thể làm chủ từ của một động từ, bổ ngữ cho động từ “to be, become, seem”, túc từ của động từ, túc từ của một giới từ và có thể ở dạng sở hữu.

01Trong những từ sau đây, từ nào là danh từ: girl, beautiful, go, slowly
đẹpsai: tính từ
con gáiđúng: danh từ
đisai: động từ
một cách chậm chạpsai: trạng từ
02Các danh từ đã cho “pig - swimming pool - kid” chỉ:
sai
sai
đúng: “pig” là “heo” – “swimming pool” là “hồ bơi” – “kid” là “đứa bé”.
sai.
03Các danh từ đã cho “cooking – beauty – water” chỉ:
sai.
sai.
sai.
đúng: “cooking” là “việc nấu ăn” chỉ hành vi, “beauty” là “vẻ đẹp” chỉ đặc tính, “water” là “nước” chỉ một chất lỏng không mùi không màu.
04Một danh từ có thể làm:
đúng.
sai: vì một danh từ có thể ở dạng sở hữu ví dụ: Tom’s book is on the table. (Sách của Tom ở trên bàn.) (danh từ riêng “Tom” ở dạng sở hữu cách “Tom’s”)
sai: vì một danh từ không thể làm túc từ của một tính từ, mà ngược lại một tính từ làm túc từ cho một danh từ.
sai: vì một danh từ không làm túc từ của một trạng từ.
05Chức năng của danh từ riêng “Paris” trong câu sau là gì: I went to Paris last summer.
sai: vì chủ từ của động từ “went” là “I”.
đúng: danh từ riêng “Paris” làm túc từ cho giới từ “to”.
sai: vì bổ ngữ chỉ theo sau các động từ kết nối như “be, become, feel, …”
sai: vì vị ngữ của câu này bao gồm “went to Paris last summer.”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét