Thi hài của nhiều vị thánh hiện nay vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù đã qua đời từ lâu và không trải qua bất cứ sự can thiệp kỹ thuật nào. Hiện tượng có vẻ đi ngược với quy luật tự nhiên này được gọi là nhục thân bất hoại (incorruptible body). Cho đến nay các nhà khoa học vẫn bó tay không hiểu nổi tại sao các xác này đã không hề bị các vi khuẩn tàn phá. Thậm chí có vài xác còn tỏa ra mùi thơm và hơi ấm nữa.
NỮ THÁNH BERNADETTE
Nữ Thánh Bernadette Soubirous sinh năm 1844 tại Lourdes (Lộ Đức), miền Nam nước Pháp. Vào năm 1858, lúc 14 ruổi, Chị đã được thấy Đức Mẹ hiện ra tại hang Masabielle tại Lộ Đức, và được Đức Mẹ xưng với Chị : "Ta Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội". Sau đó, Chị đã vào dòng. Nữ tu Bernadette đã bị chứng bệnh nan y ung thư xương, rất đau đớn mệt mỏi và qua đời năm 1879 ở tuổi 45. Và 30 năm sau đó (1909), vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ. Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như đang trong một giấc ngủ dài.
Bác sĩ phẫu thuật Tourdan đã ghi lại những gì ông quan sát được: “Cỗ quan tài của bà được mở ra dưới sự chứng kiến của mọi người trong đó có tôi. Di hài của Thánh Bernadette trong trang phục yêu thích của bà không hề có mùi xú uế. Khuôn mặt, bàn tay và cẳng tay lộ ra bên ngoài. Đầu của bà nghiêng sang một bên, miệng hé mở có thể nhìn thấy hàm răng trắng. Hai tay đặt trên ngực, vẫn giữ được lớp da hoàn hảo”. Gia đình của Thánh Bernadette đã làm lễ tắm rửa, thay quần áo và quan tài cho bà. Di hài của bà được đặt vào một vị trí mới sâu trong nhà mồ.
Vào năm 1913, Đức Giáo Hoàng Pius X phong Chân Phước cho Bernadette. Điều này đồng nghĩa với việc mộ của bà được mở ra một lần nữa. Việc này bị gián đoạn đến năm 1919 vì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều kinh ngạc là ở lần khai quật này, di hài của bà vẫn nguyên vẹn.
Năm 1925, Thánh nữ Bernadette được Đức Giáo hoàng Pius XI phong Á Thánh. Lần thứ ba, mộ bà được mở ra. Di hài được đưa vào một quan tài bằng pha lê cho mọi người chiêm ngưỡng và quàn tại nhà nguyện ở Nhà thờ Lourder cho đến tận ngày nay vẫn còn, nếu có dịp xin mời các bạn đến thăm để được tận mắt chứng kiến. Năm 1933, chị được phong Hiển thánh. Ngày nay xác Thánh Bernadette đang được đặt trong lồng kính quí tại nhà thờ thuộc dòng Saint- Gildard, ở Nevers, miền Trung nước Pháp.
Lễ mừng kính vào ngày 16 tháng 4 tại Giáo Phận Tarbes-Lourdes và tại Nevers vào ngày 18 tháng 2 hàng năm.
Lộ Đức (Lourdes) đã trở nên một nơi hành hương nổi tiếng nhất thế giới. Hàng trăm ngàn người đã đổ xô về đây để xin chữa lành các bệnh tật.
Theo tài liệu chính thức đã có trên 6000 trường hợp đuược lành bệnh hiển nhiên, trong số đó có 2000 trường hợp bác sĩ không thể cất nghĩa được, 66 trường hợp Giáo hội công giáo sau khi kiểm tra kỹ lương đã tuyên bố công nhận Phép lạ.
THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY – CHA SỞ XỨ ARS
Thánh Gioan Maria Vianey, Cha xứ thành Ars“ sinh ngày 8.5. 1786 tại làng bên cạnh thành phố Lyon. Ngài sống vào thời cách mang Pháp, nên phải rước lễ vỡ lòng tại tư gia. Ban đầu Ngài đã làm việc phụ giúp cha mẹ trong nông trại gia đình. Khi đã trưởng thành, mới được gửi vào học tại chủng viện và được thụ phong linh mục vào năm 1815, và được bổ nhiệm về làm cha sở xứ Ars, bé nhỏ và nguội lạnh.
Ngài đã biến xứ Ars bê bối thành một giáo xứ đạo đức, bằng đời sống kinh nguyện, khó nghèo và cần mẫn. Ngài đã giải tội, giảng dạy, chăm sóc các linh hồn ngày và đêm. Tín hữu từ nhiều nơi khác đã tìm đến với Ngài, xin cố vấn và giúp đỡ về đàng thiêng liêng. Thánh nhân ra đi về cùng Chúa trong bình an vào ngày 04/8/1859.
Chúa thưởng công Ngài bằng vô số những phép lạ sau khi Ngài qua đời. Đức Thánh Cha Piô X nâng Ngài lên bậc chân phước. Đức Giáo Hoàng Piô XII trong dịp năm thánh 1925 phong Ngài lên bậc hiển thánh và đặt Ngài làm bổn mạng các cha xứ. Xác Ngài vẫn còn nguyên vẹn, và được đặt trong hòm mộ phía sau cao hơn bàn thờ chính tại Nhà thờ xứ Ars, Pháp cho đến ngày nay.
THÁNH NỮ CATARINA LABOURÊ
Zôê Labôrê, sinh năm 1806, là con gái của một gia đình nông dân người Pháp. Thân mẫu của Zôê qua đời khi thánh nữ còn rất nhỏ. Zôê phải điều hành các việc trong gia đình khi người chị gái của Zôê đi tu. Vì lý do này, Zôê là người duy nhất trong gia đình không được đi học. Zôê không biết đọc cũng chẳng biết viết!
Zôê cũng thích được sống trong dòng khi mới tuổi hoa niên. Tuy nhiên, vì gia đình cần người giúp việc nhà nên Zôê đã phải chờ đợi cho tới khi lên 24. Rồi Zôê xin gia nhập dòng Nữ Tử Bác Ái của thánh Vinhsơn Phaolô, và nhận tên là Catarina. Sau khi khấn dòng ít lâu, sơ Catarina nhận được một đặc ân. Một đêm kia, lúc đang ngủ, Catarina bị đánh thức dậy. Một “hài nhi sáng láng” đã dẫn Catarina Labôrê vào trong nguyện đường của nhà dòng. Ở đó, Đức Mẹ đã tiến đến gặp gỡ và nói truyện với Catarina. Đức Mẹ, trong một thị kiến khác, đã tỏ mình đứng trên một quả địa cầu với các nguồn sáng tỏa ra từ đôi tay của Mẹ. Bên dưới có dòng chữ: “Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con là kẻ kêu cầu Người!” Đức Mẹ bảo sơ Catarina Labôrê làm một tấm ảnh họa lại bức ảnh vừa rồi. Đức Mẹ cũng nói rằng bất cứ ai đeo tấm ảnh này đều sẽ nhận được nhiều ơn lành từ Chúa Giêsu qua lời bầu cử của Đức Mẹ.
Sơ Catarina Labôrê thuật lại sự việc cho cha giải tội nghe và vị này đã trình lên đức giám mục. Vì thế, tấm ảnh, mà chúng ta vẫn gọi là Ảnh Phép Lạ, đã được đặt làm. Chẳng bao lâu, rất nhiều người trên khắp thế giới đã đeo tấm ảnh này. Tuy vậy, không một ai trong tu viện đã biết rằng sơ Catarina Labôrê khiêm tốn chính là người đã được Đức Mẹ hiện ra. Sơ đã sống 45 năm còn lại phục vụ những công việc thật bình thường trong tu viện. Sơ giữ cổng. Sơ nuôi gà để cung cấp trứng ăn cho các chị em. Sơ cũng trông coi người cao tuổi và những người đau ốm. Catarina vui sướng giữ kín đặc ân của mình; sơ chỉ quan tâm đến việc phục vụ Thiên Chúa cách chu đáo hết sức có thể. Năm 1933, khi cải mộ để lập hồ sơ xin phong thánh cho chị, nữ tu Catharina Labouré đã qua đời trên một trăm năm mà xác thánh Người vẫn còn nguyên vẹn và xinh đẹp như khi còn sống. Chị Cathérina Labouré được Đức Thánh Cha Piô XII phong lên bậc hiển thánh năm 1947.
Hiện nay xác Chị Thánh được đặt tại Nhà nguyện của Dòng Nữ tử Bác ái tại Rue du Bac, thủ đô Paris nước Pháp, là một trong những điểm hành hương đông đảo quanh năm tại Âu Châu.
NỮ THÁNH CLARA TẠI THÀNH ASSISI
Thánh Clara được sinh ra trong một gia đình quyền uy, thế giá ngày 16 tháng 7 năm 1194 tại Assisi miền Ombrie nước Ý. Mẹ của thánh nhân đã hun đúc con ngay khi Clara còn nhỏ, bà đã giáo dục con về nhân bản, về mặt đạo đức và bằng chính gương sáng của bà. Thân mẫu của thánh nhân đã dạy cho thánh Clara biết cầu nguyện, biết từ bỏ và đức tính nhẫn nhục, kiên trì. Năm 1212, thánh nhân đã tới một vùng quê để ẩn mình, tránh xa tiếng ồn ào và chuyên chăm cầu nguyện. Tại vùng thôn dã này, thánh nữ đã gặp thánh Phanxicô khó khăn và chính thánh Phanxicô đã tận tình giúp Ngài trên đường nhân đức, trên đường nên thánh.Thánh nữ đã cương quyết chống lại sự ngăn cản của cha mẹ, gia đình. Sau cùng thánh nữ được đưa đến đền thờ thánh Đamianô để lập hội các chị tận hiến cho Thiên Chúa. Thánh Phanxicô vẫn tiếp tục hướng dẫn thánh nữ trên đường nhân đức. Thánh nữ Clara đã điều khiển hội Dòng cách ân cần và khôn ngoan.
Với một đời sống luôn lấy Chúa làm cùng đích, thánh nữ Clara đã luôn tâm niệm:” Tất cả cho Chúa, tất cả vì phần rỗi các linh hồn”. Thánh nhân đã sống đời sống thánh thiện và muốn các chị em Dòng mình nên thánh và thánh nữ sau một cuộc đời tận tụy đã ra đi về với Chúa bình an ngày 11 tháng 8 năm 1253 trước sự thương tiếc của mọi người. Thân xác Ngài vẫn còn tồn tại yên nghỉ tại nhà thờ của thành Assisi, nước Ý. Năm 1255, Đức Tháh Cha Alexandre IV đã đặt Ngài lên hàng các thánh đồng trinh. Ngài đúng là:” Người trinh nữ khôn ngoan đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy mất đi”( Lc 10, 42 ).
CHÂN PHƯỚC ANNA MARIA TAIGI
Anna Maria Taigi sinh ngày 29.5.1769 tai Siena nước Ý và qua đời ngày 9.6.1837 tại Rôma. Sinh thời, đã được nhận ơn tiên tri của chúa 25 năm liền. Bà mẹ của 7 người con đã thị kiến thấy một vòng hào quang quanh mặt trời, trong tâm điểm của mặt trời bà thấy được mọi chuyện quá khứ, vị lai của nhân
Trong cuộc sống của bà, bà sống cuộc đời ăn năng đền tội và chay tịnh
Anna Maria Taigi mất khi 68 tuổi tại Rôma và được Đức Giáo Hoàng Benedikt XV phong á thánh vào ngày 30.5.1920.
THÁNH GIOAN BOSCO
Gioan Bosco hay còn gọi là Thánh Don Bosco(tên đầy đủ là Giovanni Melchiorre Bosco) sinh ngày 15 tháng 8 năm 1815, tại phía Bắc nước Ý. Cha của Don Bosco là ông Phanxicô Bosco sớm qua đời lúc người chỉ mới hai tuổi nên trong suốt thời niên thiếu, người sống trong cảnh khó khăn, nghèo túng. Ngay từ những năm tháng đầu đời Don Bosco đã nhận ra tiếng gọi của Chúa và người mong muốn được đi học để tương lai trở thành một linh mục, nhưng con đường người chọn đã gặp rất nhiều gian nan, trắc trở. Vào năm 1835, cậu bé Gioan
Bosco đã được gia nhập vào đại chủng viện Torino và 6 năm sau đó (1841) được thụ phong linh mục.
Lúc sinh tiền Ngài đã thành lập nhà dòng Salêsiêng (Salesianer) 1859, chuyên chăm sóc các thanh thiếu niên bụi đời, huấn nghệ và học hỏi Lời Chúa.Ngài có ơn tiên tri, và được coi như thánh sống.
Ngày 31 tháng Giêng năm 1888, cha Bosco giã từ cuộc đời về với Chúa. Lời trăn trối cuối cùng của cha là đã thể hiện tất cả cho cuôc đời của cha: "Hãy nói với những giới trẻ của ta rằng: Ta sẽ đợi chờ chúng trên Thiên Ðàng!". Chúa Nhật Phục Sinh năm 1934, người đã được Ðức Giáo Hoàng Pius XI phong lên làm một vị thánh trong Giáo Hội.
ĐỨC CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII
Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII tên thật là Angelo Giuseppe Roncalli, sinh ngày 25 tháng 11 năm 1881, đắc cử giáo hoàng là ngày 28 tháng 10 năm 1958, đăng quang ngày 8 tháng 11 sau đó. Ngài là vị Giáo hoàng thứ 261 của Giáo hội Công giáo Rôma và là Đấng triệu tập Thánh Công Đồng Chung Vatican II năm 1962, như một mùa Hiện Xuồng Mới cho Giáo Hội Công giáo đương đại. Ngài kết thúc triều đại của mình vào ngày 3 tháng 6 năm 1963, khi Công Đồng vẫn đang diễn ra, và sau đó Đức Hồng Y Montini lên ngôi với hiệu triều Đức Thánh Cha Phaolô VI tiếp tục Thánh Công Đồng.
Ngài được Đức Gioan Phaolô II phong lên bậc Chân phước vào ngày 3 tháng 9 năm 2000. Người ta thường gọi Ngài là "Ðức Giáo hoàng Gioan Nhân hậu", và Ngài cũng là con cái của Thánh Phanxicô, khi gia nhập Dòng Ba lúc còn là một chủng sinh. Vị giáo hoàng khiêm tốn này thường bắt chước lời của ông Giuse ở Ai Cập chào hỏi các thành viên của Dòng Ba Phanxicô: "Tôi là Giuse, người anh em của quý vị."
Khi cải táng Ngài từ hầm mộ Giáo Hoàng trong dịp phong Chân phước, người ta đã khám phá ra xác của ĐGH Gioan XXIII đã chết từ năm 1963, tính đến ngày này đã được 43 năm, vẫn không hề bị phân hủy.
Hiện nay, thi hài của ĐTC Gioan XXIII đã được đưa lên đặt trong 1 quan tài bằng pha lê bên dưới bàn thờ chính của Đền thờ Thánh Phêrô để dân chúng có thể kính viếng và chiêm ngắm. Nét mặt ngài vẫn giữ nguyên sức sống và cơ thể không hề bị tẩm ướp bằng bất cứ loại hóa chất nào. Hầm mộ cũ trước đây nơi đặt quan tài của ngài bây giờ đã được thế chỗ bằng quan tài của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
THÁNH PHANXICO XAVIE
Thánh Francis Xavier [Phanxicô Xaviê] (1506-1552) được chôn cất tại một đảo ở Trung Quốc trong quan tài bằng gỗ. Khoảng 2 tháng rưỡi sau, người ta khai quật mộ ngài để di chuyển, thấy thánh thể vẫn như lúc sống. Hiện nay di hài 400 năm tuổi của ngài vẫn còn nguyên và được lưu giữ tại thành Goa (Ấn Độ). Từ cuối nhà thờ nơi lưu giữ các thánh nhân đi vào, xác thánh nhân đặt bên cánh phải gần cung thánh, trên cao. Khách hành hương kính viếng có thể quỳ trước hòm đựng xác, có song sắt bảo vệ, không vào trong khu bàn thờ được.
Hồi tưởng lại câu chuyện 13 năm về trước, cũng lạ. Ngày ấy, đường từ Macao vào Trung Quốc đã nghẽn lối, thế mà sau cùng tôi vẫn có mặt cùng với nhóm các cha dòng Don Bosco. Tôi đã kể cách nào tôi vào Trung Quốc được và những điều ngạc nhiên xảy ra. Bây giờ tôi đang có mặt ở Goa, nơi lưu giữ xác thánh nhân. Hôm nay ngày 29 tháng 3 năm 2001.
Tôi không còn ở bờ biển Goa nữa, đã về thành phố Panaji (Panjim), ở trọ nhà các cha dòng Tên. Các cha rất hiếu khách, tôi xuống bếp bất cứ lúc nào, lấy đồ ăn tự nhiên như nhà mình. Từ cửa sổ phòng ăn, nhìn qua bên kia là nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm, một công trình kiến trúc tuyệt vời theo lối Bồ Đào Nha được thánh hiến năm 1541. Nhà thờ Công Giáo nhưng là thắng cảnh của thành phố nên nhà nước chịu phí tổn đèn điện. Từ chập tối đến mười giờ đêm, cả nhà thờ như một khối cẩm thạch trắng sáng rực. Từ mãi xa cũng nhìn thấy. Panaji là hải cảng ghé chân đầu tiên của những đội thuyền từ Lisbon. Người Bồ Đào Nha xây cất thánh đường này để tạ ơn cho những chuyến vượt đại dương phong ba.
Goa còn nổi tiếng về rượu. Chỗ nào cũng có quan bán rượu. Bia và rượu ở đây không có thuế, rẻ nhất nước. Ai cũng bảo đến Goa tha hồ uống rượu. Thành phố ngăn nắp, không có bò đi lại nghênh ngang. Phố xá sạch sẽ, nhiều bóng dáng du khách Âu Châu. Tiếp tục thuê chiếc xe gắn máy Honda, ông thầy tôi quen ở Poona là Benedito chở tôi đi khắp nội và ngoại thành của Goa. Từ trung tâm thành phố đi chừng nửa tiếng là tới nơi lưu giữ xác thánh Phanxicô gọi là Old Goa, thành phố Goa cổ.
Thầy Benedito thật tốt lành, đang học thần học. Tôi hy vọng thầy sẽ là một linh mục tốt. Nước da của Benedito chỉ ngăm ngăm đen thôi, dòng họ thầy không phải là người thổ dân Ấn, có thể mấy thế hệ trước đã lai gốc Âu Châu. Ngay tên gọi của thầy cũng thế, Benedito là tên gọi rất Âu Châu chứ không phải tên Ấn Độ rất khó phát âm. Thầy chờ tôi đi khắp nơi, cắt nghĩa những thắng cảnh lịch sử của Goa. Thầy dẫn tôi vào gặp cha giám đốc trung tâm của nhà thờ đang lưu giữ xác thánh Phanxicô. Cha cũng là linh mục dòng Tên. Được biết tôi từ Việt Nam đến, không có nhiều thời giờ nên cha cho tôi dâng lễ ngay sáng đó. Tôi còn giữ mấy dòng chữ cha viết cho nhân viên coi phòng thánh dọn đồ lễ cho tôi: Father Joseph, Jesuit will say mass at Mausoleum.
Từ cuối nhà thờ đi vào, xác thánh nhân đặt bên cánh phải gần cung thánh, trên cao. Khách hành hương kính viếng có thể quỳ trước hòm đựng xác, có song sắt bảo vệ, không vào trong khu bàn thờ được. Thấy nhân viên bảo vệ dọn lễ mở cửa cho tôi vào dâng lễ bên trong mộ bia, mấy người hành hương cũng theo vào. Sau lễ họ xin chụp hình chung và cám ơn tôi, họ nói rằng quá may mắn được dâng lễ và được tham dự thánh lễ bên cạnh xác thánh, một kỷ niệm không ngờ trong chuyến du lịch của họ.
Xác thánh nhân còn đó nhưng khô lại như vỏ cây. Dĩ nhiên không còn lành lạnh tất cả. Một cánh tay đã được đưa về nhà thờ Giêsu ở Roma. Khi người ta cải mộ từ Trung Hoa đem về Roma, đi ngang qua Goa, dân chúng giữ xác lại không chịu cho đem đi. Ngay sau khi chết, Phanxicô Xaviê đã làm phép lạ. Cùng lúc hiện ra những chỗ khác nhau để cứu người bị bão biển. Lúc bốc xác, xác còn nguyên không bị hư nát. Vì Goa là vùng đất ngài đã đặt chân tới lúc ban đầu nên dân chúng nhất định giữ lại. Đối với Roma thì nhất định phải có mặt Phanxicô ở thủ đô của Giáo Hội vì có thể nói Phanxicô Xaviê là nhà truyền giáo rửa tội nhiều nhất trong lịch sử truyền giáo. Sau cùng không đem được xác về Roma thì đưa một cánh tay về. Hôm nay ai đến Roma sẽ thấy cánh tay của thánh Phanxicô Xaviê được trưng bày tại nhà thờ Giêsu.
Ngày xưa xác thánh nhân được trưng bày cho tín hữu đến tận nơi chạm vào. Nhưng có người cứ muốn lấy xương thánh làm của riêng, để bảo toàn, hôm nay xác thánh được đặt trong lồng kiếng. Vào dịp lễ hàng năm, mồng 3 tháng 12, hàng trăm ngàn người hành hương đổ về Goa tham dự kiệu thánh.
Thánh Vincent de Paul [Vinhsơn Phaolô]
Thánh Vinh Sơn Phao-lô đã học hỏi những môn nhân học tại Dax với Cordeliers và tốt nghiệp thần học tại Toulouse. Ngài chịu chức linh mục vào năm 1600, rồi ở lại Toulouse cho tới khi đến Marseille để nhận quyền thừa kế. Trên đường trở lại Marseille, ngài đã bị bọn cướp Thổ Nhĩ Kỳ bắt cóc và đưa đến Tunis, rồi bán làm nô lệ. Sau khi đã hoán cải được ông chủ trở lại Ki-tô giáo, thánh Vinh sơn Phao-lô được trả tự do vào năm 1607. Ngài trở lại Pháp và làm cha xứ tại một giáo xứ gần Paris.
Năm 1705, Bề trên Tổng Quyền dòng Lazarist đã thỉnh nguyện xin phong thánh cho ngài. Vào ngày 13.08.1729, ngài đã được Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XIII tuyên phong Chân Phước, sau đó được Đức Thánh Cha Clement XII phong Hiển thánh vào ngày 16.06.1737. Năm 1885, Đức Thánh Cha Lê-ô XIII đặt Ngài làm bổn mạng cho dòng nữ Bác Ái.
Thánh Silvan
Thánh nhân qua đời năm 350. Người ta không biết nhiều về thánh Silvan, ngoại trừ việc ngài chịu tử đạo vì niềm tin. Đã 1.600 năm trôi qua, nhưng thân xác của Ngài vẫn còn được nguyên vẹn.
Thánh Veronica Giuliani
(1660-1727)
Ước ao của Thánh Vêrônica là được giống Ðức Kitô bị đóng đinh và mong ước ấy đã được nhận lời với năm dấu thánh.
Thánh Vêrônica tên thật là Ursula Giuliani, sinh năm 1660 ở Mercatello, con của ông bà Francesco Giuliana và Benedetta Mancini, một gia đình giàu có ở nước Ý. Người ta kể rằng khi mẹ của ngài hấp hối, bà đã gọi năm cô con gái đến cạnh giường và phó thác mỗi người con cho một vết thương của Chúa Giêsu. Ursula được phó thác cho vết thương cạnh sườn bên dưới trái tim Chúa Giêsu.
Ngay từ khi còn nhỏ, Ursula đã được các cảm nghiệm thần bí. Ngài viết: "Tôi nhớ là khi bảy hay tám tuổi, Ðức Giêsu đã hiện ra với tôi hai lần trong Tuần Thánh." Từ đó trở đi, Ursula hãm mình phạt xác và bị chính Satan tấn công nhiều lần.
Vào năm 17 tuổi, sau khi thuyết phục được người cha không ép buộc đi lấy chồng, Ursula gia nhập dòng Thánh Clara Hèn Mọn ngày 17 tháng 7 năm 1677 do các tu sĩ Capuchin điều khiển và lấy tên là Veronica. Trong những năm đầu đệ tử viện, ngài làm việc trong nhà bếp, bệnh xá, phòng thánh và là người giữ cửa. Vào lúc 34 tuổi, ngài làm giám đốc đệ tử viện và đã giữ chức vụ này trong 22 năm.
Trong thời gian tu trì, Sơ Vêrônica thường bị Satan quấy phá. Nó xô ngài ngã xuống cầu thang, nó giả dạng làm sơ giám đốc và đánh đập ngài tàn nhẫn. Nhưng Ðức Giêsu đã tỏ lòng quý mến ngài đặc biệt qua nhiều lần hiện ra và dưới nhiều hình thức. Có những lúc tưởng như sơ đã dập mặt xuống đất, nhưng lại được bảo bọc trong sự chiêm niệm thần bí.
Ba mươi lăm năm cuối cuộc đời là thời gian Sơ Vêrônica hoàn toàn đắm chìm trong Ðức Kitô. Thiên Chúa đã thử thách để sơ phải trải qua sự khô khan khủng khiếp. Satan cũng lợi dụng cơ hội này để tấn công ngài dữ dội. Chính trong thời gian ấy, Ðức Giêsu đã trao vương miện mão gai của Chúa cho sơ. Và điều ấy đã hoàn tất việc chuyển trao tất cả năm dấu thánh của Chúa.
Giới chức quyền trong Giáo Hội ở Rôma muốn thử nghiệm các vết thương của Sơ Vêrônica và mở cuộc điều tra. Ngài tạm thời phải từ chức giám đốc đệ tử viện và không được phép tham dự Thánh Lễ hàng ngày, ngoại trừ ngày Chúa Nhật và ngày lễ buộc. Trong những điều kiện khắt khe ấy, Sơ Veronica vẫn không cay đắng, và sau đó cuộc điều tra đã phục hồi chức giám đốc cho ngài.
Vào năm 56 tuổi, mặc dù ngài phản đối, các nữ tu trong dòng đã chọn ngài làm bề trên và ngài đã giữ chức vụ ấy trong 11 năm cho đến khi từ trần ngày 09 tháng 7 năm 1727 tại Citt' di Castello, nước Ý.
Sơ Vêrônica rất sùng kính Thánh Thể và Thánh Tâm. Ngài dâng hiến những đau khổ cho công cuộc truyền giáo. Sơ Vêrônica được Đức Giáo Hoàng Pius VII tôn phong Chân Phước cho sơ Veronica năm 1804 và ba mươi lăm năm sau Đức Giáo Hoàng Gregorius XVI nâng sơ Veronica lên hàng hiển thánh năm 1839.
Trước khi qua đời, thánh nữ đã thực hiện một bức tranh vẽ các biểu tượng cuộc tử nạn của Chúa Giêsu trong trái tim của chị. Trong cuộc khám nghiệm được tiến hành trước sự hiện diện của Đức Giám Mục và nhiều nhân chứng sau khi chị từ trần. Trái tim của chị đã hiện lên một số các hình rất tương hợp với các biểu tượng mà chị thánh đã vẽ trước.
Thi hài thánh nữ vẫn giữ được nguyên vẹn trong nhiều năm cho đến khi bị hư hoại vì cơn lũ của sông Tiber. Hiện nay các xương của chị thánh được đặt ẩn trong một bức tượng bằng chất dẻo, xương sọ được phủ bọc dưới một lớp sáp. Chiếc hòm đựng thánh tích được đặt dưới bàn thờ của thánh đường. Trái tim bất hoại được lấy ra sau khi thánh nữ từ trần được lưu giữ trong một chiếc hòm riêng biệt và các bác sĩ xác nhận hiện trong tình trạng rất tốt. Phòng truyền thống của tu viện hiện còn giữ được nhiều thánh tích và kỷ vật của thánh nữ. Các tín hữu hành hương cũng được phép đến phòng này nếu đi chung với cha giải tội của tu viện, vì đây là một dòng tu giữ luật nội vi rất nghiêm ngặt.
Thánh Nữ Rita
Thánh nữ Rita (1212 đến 27.04.1272) là bổn mạng của các tớ nữ và gia nhân. Thánh nữ cũng thường được coi như Đấng giúp người ta tìm lại những chìa khóa bị mất. Thánh nữ thường nói với những người khác rằng lòng mộ đạo sẽ trở thành giả dối nếu như bạn biếng nhác. Ngài luôn coi những công việc của mình như việc do chính Thiên Chúa ủy thác cho, và đồng thời như một việc đền tội. Ngài luôn tuân phục ông bà chủ của mình trong mọi sự như thể đó là điều mà Thiên Chúa muốn thế. Ngài luôn dậy sớm vài giờ trước những người khác trong gia đình và dùng thời gian cho việc cầu nguyện thay vì ngủ như những người khác.
Những ơn lạ lùng nơi thân xác và di tích Thánh Rita
- Ơn lạ trước hết và chính cốt mà Thiên Chúa đã ban cho thân xác của Thánh nữ Rita là không bao giờ bị hư hoại. Thực là tuyệt vời, dù đã quahàng trăm năm, kể từ khi Sơ Rita đã chết, thân xác của Sơ được gìn giữtốt, mà không nhìn thấy các dấu vết của hủy hoại. Thực tế, Thánh nữ Rita đã không tỏ ra như đã chết, thay vào đó, Thánh nữ tỏ ra như một người đang ngủ say. Thịt của Người giống như sữa trắng, miệng hơi hé mở, để lộ hàm răng trắng. Đôi mắt nửa mở nửa nhắm, dù chúng vẫnnhắm từ khi Sơ qua đời cho đến ngày phong chân phước long trọng.
- Ơn lạ thứ hai là áo dòng và lúp trùm đầu mà Thánh nữ mặc từ khi bà vào tu cho đến khi bà qua đời và mặc khi liệm xác và tấm vải liệm vẫn còn nguyên vẹn và trong tình trạng tốt. Thực là điều kỳ diệu về áo dòngvà lúp đội đầu. Theo thời gian, các nữ tu trong Tu viện quen phủ miếng vải len trên thân xác Thánh Rita, sau đó, họ cắt ra thành những mảnh rất nhỏ, và chia cho các tín hữu. Những mụn vải nhỏ đó đã đem lại nhiều ơn lạ do sự cầu bầu của Thánh nữ.
- Ơn lạ thứ ba là mùi ngọt và mùi thơm đó liên tục phát ra từ thân xác Thánh Rita. Mùi ngọt ngào này đôi khi đáng chú ý hơn vào những thời điểm khác nhau. Đôi khi mùi thơm tỏa ra bầu khí trong nhà thờ, nhất là khi Chúa ban ơn nào qua sự cầu bầu của Thánh Rita. Trong những dịpnày, các nữ tu kéo chuông lớn trong Tu viện để tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài thật tuyệt vời với tôi tớ khiêm tốn của Chúa là Rita.
- Ơn lạ thứ tư là thân xác của St Rita tỏ ra như người sống, tự cất mình lên chạm vào lưới dây bao quanh quan tài. Ơn lạ này xảy ra vào ngày lễkính thánh Rita (22 tháng 5 hàng năm), và khi giám mục thành Spoleto, hoặc Bề trên Tỉnh Dòng Umbria, đến thăm Tu viện Cascia, tôn kính thân xác của Thánh Rita. Có vẻ như rằng Thánh Rita gương mẫu vâng lời Bề trên mình khi Sơ còn sống, bây giờ, sau khi chết, Sơ cũng muốn thực hành nhân đức vâng lời.
- Ơn lạ thứ năm được công nhận trong những miếng bánh mì nhỏ, với hình mặt Thánh Rita in lên đó, khi các nữ tu phân phối bánh vào ngày lễ kính Người, cho những người hành hương đến tôn kính viếng thăm thi hài Thánh nữ. Những miếng bánh mì nhỏ này do các nữ tu làm, và khi làm xong, được phủ bằng tấm vải đã chạm vào thân xác Thánh Rita. Khiăn miếng bánh mì nhỏ này, nhiều người bị bệnh sốt và các chứng bệnh khác, đã được chữa khỏi. Và nhiều cơn mưa và mưa đá, thậm chí cả bão trên biển, đã ngừng ngay khi để những miếng bánh mì nhỏ này rakhí trời, và đọc một kinh “Lạy Cha, một kinh Kính mững“
- Ơn lạ thứ sáu được thể hiện trong quyền năng chữa bệnh tuyệt vời của dầu đèn được thắp sáng liên tục trước ngôi mộ Thánh Rita. Nhiềutrường hợp được khỏi bệng rất đáng chú ý khi tin vào sự cầu bầu của Thánh Rita, đồng thời xức vài giọt xức dầu này vào những nơi đau bệnh.
Khoa học đang tìm lời giải
Các tài liệu tôn giáo nhìn chung đều cho rằng hiện tượng các vị thánh đạt tới nhục thân bất hoại là do sức mạnh siêu nhiên của Thiên Chúa, hoặc tu luyện đến độ gột rửa sạch mình đến mức cơ thể không thể bị phân hủy.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này, nhưng theo một hướng khác tuy nhiên vẫn chưa có lời giải. Một giả thiết được đưa ra là trong những điều kiện môi trường, vật chất khá đặc biệt (như nhiệt độ, độ ẩm, yếm khí), vi khuẩn bị tiêu diệt làm quá trình phân rã theo tự nhiên không thể thực hiện. Nhưng xem ra giả thiết này không phù hợp, vì khi họ đưa xác các Thánh ra điều kiện môi trường bình thường, nó cũng không bị hư nát.
Cho đến nay, chưa có cơ sở nào để giải thích hiện tượng nhục thân bất hoại. Hiện tượng này đang bị bao phủ bởi một bức màn kỳ ảo, và tất cả vẫn đang là giả thiết. Khoa học đang đau đầu khi tiếp cận với các thế lực của siêu nhiên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét