1. LỊCH SỬ DÒNG NGÔI LỜI
Những ngày đầu- 5/1874, khi thăm viếng giám mục Raimondi giám quản giáo phận Hồng Kông, cha Arnold đã nói về sự hối tiếc khi nước Đức không có một cơ sở truyền giáo nào để đào tạo những nhà truyền giáo.
- Năm tháng sau cuộc thăm viếng, cha Janssen đã quyết định đứng ra thành lập chủng viện truyền giáo ở Kempen.
Cơ sở truyền giáo ở Steyl- Lúc này tại Đức, vì đang trong thời kỳ thực hiện chiến dịch văn hoá, nên cha không thể thành lập cơ sở truyền giáo.
- Qua tạp chí “ Sứ giả nhỏ của Thánh Tâm” ngài đã trình bày ý định thành lập cơ sở truyền giáo
- 8/9/1875 ngày lễ sinh nhật Đức Mẹ, cơ sở truyền giáo chính thức khai sinh ở Steyl (Hà Lan) dưới sự cai quản của cha Janssen.
Củng cố và phát triển- Những ngày khởi đầu thật nghèo khó, một linh mục ốm yếu làm bề trên, một căn nhà cũ kỹ ọp ẹp, một cái bàn với một ít đồ sứ lỉnh kỉnh.
- 4/1876 cộng đoàn đã phải chịu tổn thất lớn: đó là sự ra đi của cha Bill và Reichart.
- 1884 -1886 Tổng tu nghị đầu tiên của hội dòng đã soạn thảo hiến pháp đầu tiên.
- Ngày nay, trải qua bao thăng trầm, hội dòng vẫn tiếp tục phát triển và có mặt khắp năm châu với số lượng các thành viên là 6102 người (gồm khấn trọn, khấn tạm và tập sinh).
2. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ ĐẤNG SÁNG LẬP - Thánh Arnold Jassen
Đôi nét về gia đình
Ngày 5/11/1837 tại Goch, một thị trấn nhỏ ở miền hạ lưu sông Rhine nước Đức gần biên giới Hà Lan, thánh Arnold Janssen đã chào đời trong một gia đình có 11 người con.
Thời niên thiếu
- Lên 10 tuổi ngài mới bắt đầu đi học.
- 1849, khi được 12 tuổi, ngài đã đậu tiểu chủng viện Gaesdonck.
- 7/1855, khi chưa được 18 tuổi, ngài đã tốt nghiệp ở trường Muenster.
Thời sinh viên
- 1857, với ước muốn trở thành một linh mục và là một giáo viên trung học, ngài quyết định học toán học và các môn khao học tự nhiên tại đại học Bonn.
- 1859, ngài tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và đã được cấp bằng chứng nhận làm giáo sư trung học.
- Sau đó ngài trở lại Muenster để hoàn tất chương trình thần học.
Linh mục và giáo viên trung học ở Bocholt.
- 15/8/1861, khi 24 tuổi, ngài đã được thụ phong linh mục.
- 10/1861, ngài dạy học tại trường trung học Bocholt.
- Từng bước tiệm tiến, Chúa đã dẫn dắt ngài đến chỗ thành lập hội dòng Ngôi Lời với sứ vụ truyền giáo.
186 – 1866, thành viên của Hội Tông đồ Cầu nguyện. Thời kỳ cổ vũ mạnh mẽ, ra đi và xuất bản cho Hội Tông đồ ở những vùng nói tiếng Đức tại Âu châu.
- 1873 -1875, tuyên úy Dòng Ursula tại Kempen, Đức.
- 1874, xuất bản tạp chí Truyền giáo: “Sứ giả nhỏ của Thánh Tâm”.
- 8/9/1875, khai sinh Cơ sở Truyền giáo St. Micheal ở Steyl, Giáo phận Roermond, Hà Lan.
- 27/01/1876, mở Xưởng in Truyền giáo ở Steyl.
- 1878, xuất bản Nguyệt san “Die heilige Stadt Gottes” .
- 1878, nhận các ứng sinh Tu huynh đầu tiên vào thỉnh viện.
– 2/3/1878, các nhà truyền giáo đầu tiên được gởi tới Trung Hoa: cha Joseph Freinademetz và cha John B Anzer.
– 1884 – 1886, mở Tổng Tu Nghị đầu tiên và thành lập Dòng Ngôi Lời. Cha Arnold Janssen được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền suốt đời.
- 8/12/1889, thành lập Dòng Nữ Tỳ Chúa Thánh Linh Truyền Giáo.
- 8/12/1896, thành lập Dòng Nữ Tỳ Chúa Thánh Linh Chiêm Niệm.
- 15/1/1909, qua đời tại Steyl.
– 19/10/1975, được Đức Thánh Cha Phaolô VI phong chân phước với cha Joseph Freinademetz.
– 5/10/2003, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong hiển thánh cùng với cha Joseph Freinademetz.
3. SỨ VỤ
Là một cộng đoàn truyền giáo, và là những người bước theo Ngôi Lời, những thành viên SVD được mời gọi một cách đặc biệt để chia sẻ sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Ơn gọi truyền giáo của chúng ta cũng là một ơn gọi để xây dựng cho chính chúng ta, những người trong cùng một cộng đoàn, chứng` tá cho triều đại của Thiên Chúa. vì thế chúng ta tập trung vào 3 thực tại sau:
Dòng Ngôi Lời làm chứng cho triều đại Thiên Chúa: tính phổ quát và mở rộng
Ngay từ thời Đấng sáng lập, những thành viên SVD luôn luôn được kêu gọi để chia sẻ sứ vụ của Chúa Giêsu, “loan báo tình yêu của nước trời’”. Chúng ta được mời gọi để “vượt qua ” và để đưa Tin Mừng hội nhập vào các nền văn hoá khác, cũng như trong tính chất quốc tế của mình, chúng ta phải làm chứng cho triều đại Nước Thiên Chúa, một triều đại bao gồm tất cả và đón nhận sự đa dạng. Trung thành với căn tính của mình, những thành viên SVD làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, đặc biệt ở những nơi mà sự bao quát của tình yêu đó chưa được nhận biết, và những nơi mà sự cởi mở đối với sự phong phú của các dân tộc chưa được đề cao.
Nguyên tắc truyền giáo căn bản
Bốn chiều kích đối thoại ngôn sứ
Ngày nay, mặc dù có nhiều cách khác nhau để diễn tả cách cụ thể về ơn gọi truyền giáo, những nhà truyền giáo Ngôi Lời tin rằng sự hiểu tốt nhất và sâu sắc nhất của ơn gọi này được bộc lộ trong cụm từ “đối thoại” hay cụ thể hơn “đối thoại ngôn sứ”. Để thực hiện sứ vụ này, chúng ta nhận ra được 4 phạm vi mà chúng ta được mời gọi để đáp trả:
- Đối thoại với những người không tôn giáo
- Đối thoại với những người nghèo và những người bị xã hội gạt bỏ
- Đối thoại với những người khác văn hoá
- Đối thoại với những người khác niềm tin tôn giáo, khác ý thức hệ
Những chiều kích đặc trưng của sự đáp trả của truyền giáo Ngôi Lời
Trong nỗ lực để hiểu rõ hơn về chính mình, chúng ta đã nhận ra được một vài chiều kích đặc trưng trong cuộc sống truyền giáo và phục vụ của chúng ta. Đó là: Tông Đồ Thánh kinh, Linh Hoạt Truyền Giáo, Công Lý và Hoà Bình và bảo vệ môi trường và Truyền Thông Xã Hội. Những chiều kích đặc trưng này mời gọi chúng ta cảm nghiệm sâu sắc hơn về Ngôi Lời trong nhiều cách khác nhau. Chúng ta sống gắn bó mật thiết với Lời Chúa. chúng ta rao giảng Ngôi Lời Hoạt Động, Đấng kêu gọi mọi người cùng chia sẻ một sứ vụ. Chúng ta tận hiến chính bản thân mình cho Ngôi Lời Ngôn Sứ, Đấng công bố hoà bình, công lý và sự biến đổi cho tất cả mọi thụ tạo. Chúng ta chia sẻ Ngôi Lời Truyền Thông, Đấng chỉ tìm kiếm sự trao tặng một tình yêu tự hiến. Những chiều kích đặc trưng trên là dấu chứng của tất cả mọi thành viên SVD.
4. ĐOÀN SỦNG DÒNG NGÔI LỜI
Với tư cách là những phần tử của hội dòng Ngôi Lời, chúng ta có nhiệm vụ rao giảng lời Chúa cho mọi người, thành lập những cộng đoàn mới của Dân Thiên Chúa, tạo điều kiện cho chúng tăng triển và hiệp thông với nhau cũng như hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ. Chúng ta hoạt động trước hết và nhất là ở những nơi mà Tin Mừng chưa hề được rao giảng hoặc chưa được rao giảng cho đủ và ở những nơi mà Giáo Hội địa phương chưa tự lực sống vững được. Những công việc khác phải tuỳ thuộc vào mục đích chính này.(HP 102)
Từ nguồn phong phú của linh đạo truyền giáo, hiến pháp Dòng Ngôi Lời trình bày định hướng căn bản và đoàn sủng của dòng Ngôi Lời. Có ba đặc tính để nhận dạng được bản chất ơn gọi truyền giáo của Dòng: Rao giảng lời Chúa cho mọi người, xây dựng những cộng đoàn mới của dân Thiên Chúa, thúc đẩy sự hiệp thông và hiệp nhất của tất cả các giáo hội bằng việc thực hiện sứ vụ phổ quát của Đức Kitô.
Rao giảng lời Chúa
Rao giảng lời Chúa là nhiệm vụ đầu tiên và trước nhất của những thành viên Ngôi Lời. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta phải tinh luyện sự nhạy cảm nội tâm của mình đối với Lời Chúa để nhận được nguồn chuyển giao sức sống từ lời Ngài. Chính nhờ sự lắng nghe và sống Lời Chúa mà chúng ta trở nên những cộng sự của Ngôi Lời. Do đó, chúng ta là những con người có một tình yêu sâu đậm với Lời Chúa, và thông qua chúng ta Lời Chúa vang vọng đến với mọi người “nhiều lần và qua nhiều cách ”.
Xây dựng những cộng đoàn mới của dân Thiên Chúa
Lời Chúa là hạt giống có thể sản sinh ra một đời sống mới. Thiên Chúa muốn “quy tụ con cái của Ngài đang tản mác khắp nơi về một mối”. Đây là chương trình cứu độ của Ngài cho con cái loài người. Như vậy, Hội Dòng là một nhân chứng về sức mạnh biến đổi của Lời Chúa, cái đưa loài người ra khỏi tình trạng phân tán và dẫn đưa họ đến cuộc sống trong sự hiệp nhất của con cái nước trời như là “dấu chỉ của sự giải thoát mới của Chúa và của một nếp sống mới”. Hơn nữa, dòng Ngôi Lời ước mong góp phần vào việc khai sinh ra một cộng đoàn kitô hữu, cũng như trong giai đoạn phát triển đầu tiên của nó cho đến khi nó thực sự được gọi là một cộng đoàn mới. Nơi đây chúng ta tìm được điểm đặc biệt của dòng Ngôi Lời trong sự tận hiến của chúng ta đối với những cộng đoàn Kitô hữu.
Thúc đẩy sự hiệp thông của tất cả các Giáo Hội
Trong viễn tượng truyền giáo, đặc điểm nổi bật thứ ba của đoàn sủng Ngôi Lời, tập trung vào những nhiệm vụ mà chúng ta có trong ý thức truyền giáo. Quả thực, đó là điều rất quan trọng ngay từ lúc khởi đầu, như chúng ta góp phần vào các cộng đoàn kitô hữu, để tạo nên một sự linh hoạt và đồng trách nhiệm trong việc truyền giáo, và trong sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ. Ngày nay, những thành viên Ngôi Lời đã dấn thân vào một kỷ nguyên mới về truyền giáo trong đó mỗi một cộng đoàn Giáo Hội địa phương sẽ là hình ảnh của Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Vì thế, sứ vụ truyền giáo của chúng ta ở những nơi chưa biết đến ánh sáng Tin Mừng không phải là hoạt động tuỳ ý quyết định bởi những nhân tố như sự giàu có và quyền lực, nhưng là sự biểu lộ thiết yếu của sức sống của tất cả các Giáo Hội. Nói cách khác, là những thành viên SVD, sự dấn thân của chúng ta nhằm phục vụ cho sự hiệp nhất.
5. LINH ĐẠO DÒNG NGÔI LỜI
Cốt lõi của Linh Đạo Ngôi Lời được tập trung vào 3 chiều kích chính: Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngôi Lời, và Chúa Thánh Thần.
Ba Ngôi
Ba ngôi Thiên Chúa là cội nguồn, là gương mẫu và là sự hoàn thiện của mọi cộng đoàn nhân loại. Nhờ phép rửa, chúng ta được mời gọi đến chia sẻ sự sống thần linh trở nên phần tử của dân Thiên Chúa và môn đệ của Chúa Giêsu Kitô. nhờ các lời khấn của chúng ta, chúng ta gia nhập vào một cộng đoàn được tham gia vào sứ mạng của Chúa con và Chúa Thánh Thần mà Chúa Cha đã sai đến trần gian. (HP 301)
Cha thánh Arnold Janssen đã để lại cho hội dòng chúng ta một di sản linh đạo được định hình trong mầu nhiệm Ba Ngôi. Ngài đã nhìn thấy được Ngôi Lời đến từ Chúa Cha và trong Chúa Thánh Thần để chia sẻ điều kiện sống của con người và mở lịch sử của chúng ta tới đích điểm của nó qua cái chết và sự phục sinh của Ngài. Trong cách này, con cái khắp nơi của Thiên Chúa được quy tụ lại cùng nhau trong Thánh Thần và làm thành dân Thiên Chúa khi họ trở về cùng Chúa Cha.
Phản ảnh đời sống của Ba Ngôi, những thành viên SVD sống ơn gọi truyền giáo của chúng ta trong bối cảnh của một cộng đoàn và chia sẻ cùng một tầm nhìn và một sứ vụ. Những lời khấn của chúng ta đưa chúng ta tới một đời sống cộng đoàn được nuôi dưỡng bởi sự cầu nguyện chung. Trong sự hiệp thông yêu thương, họ dìm mình trong đời sống của Ba Ngôi. Thiên Chúa là tình yêu, đó là điều được học hỏi và nhấn mạnh trong cộng đoàn. Tích cực chăm sóc và quan tâm tới người khác và lòng hiếu khách quảng đại là những dấu chỉ rõ ràng nhất thể hiện sự hiện diện của Ba Ngôi trong trái tim chúng ta và sự hiện diện của chúng ta trong Nước Trời. Lời cầu nguyện thường xuyên của chúng ta: “nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị trong tâm hồn chúng con và trong tâm hồn mọi người” phản ảnh sự tận hiến của chúng ta cho Ba Ngôi.
Ngôi Lời
Việc truyền thông theo nghĩa sâu xa nhất là sự trao ban chính bản thân trong tình yêu. Vì thế nó phải là một trong các cách đối xử căn bản cần thiết cho chúng ta là những nhà truyền giáo Ngôi Lời. Được Ngôi Lời ban sức mạnh, chúng ta làm việc để xây dựng một sự hiệp nhất sau cùng nơi mà Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi người.(HP 115)
Ngôi Lời đã làm cho nhân loại thấy rõ chương trình được dấu kín của tình yêu Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã trở nên người phàm, thông chuyển tình yêu của Chúa Cha cho chúng ta. Trở thành một kitô hữu có nghĩa là mở lòng ra với Ngôi Lời biểu lộ trong Đức Giêsu Kitô, để chấp nhận và đáp trả lại Ngài. Là những nhà truyền giáo Ngôi Lời, chúng ta mong ước truyền đạt Ngôi Lời cho tất cả mọi người. Chính vì nhận ra ước vọng đó, cha thánh Arnold, đấng sáng lập, đã đặt tên cho dòng là Ngôi Lời. Sứ vụ đối thoại của chúng ta được bắt nguồn từ sự suy tư trầm lắng của từng cá nhân trong sự gặp gỡ với Ngôi Lời Nhập Thể. Sự tiếp xúc với Ngôi Lời diễn ra trong toàn bộ môi trường xung quanh: nơi con người, nơi thiên nhiên, nơi những sự kiện, nơi những nền văn hoá và nơi những tôn giáo khác. Chúng ta gặp Ngôi Lời một cách đặc biệt trong Kinh Thánh, trong việc cử hành bí tích Thánh Thể, và trong cầu nguyện và nguyện gẫm. Hiệp nhất nên một cộng đoàn quanh Ngôi Lời của Thiên Chúa, và chia sẻ chính bản thân chúng ta với người khác, chúng ta được tranh đua và khuyến khích nhau đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu và lớn lên trong tình yêu.
Chúa Thánh Thần
Chúng ta phải tổ chức cuộc sống của chúng ta như thế` nào cho phù hợp với đức tin, bằng cách luôn lắng nghe tiếng CTT, đấng nói với chúng ta trong Kinh Thánh, trong đời sống cộng đoàn và trong Giáo Hội, cũng như trong các biến cố thời đại của chúng ta. Lời đáp trả của chúng ta phải được thực hiện trong lời cầu nguyện và hành động.(HP 508)
Ngay từ thời đấng sáng lập, CTT đã giữ một vai trò quan trọng trong linh đạo của dòng Ngôi Lời. Vào ngày lễ ngũ tuần, CTT được sai đến , Tin Mừng bắt đầu lan tràn trên khắp thế giới, liên kết con người của mọi ngôn ngữ và quốc gia trong một gia đình và ngôn ngữ của niềm tin. Để sự hiệp nhất này trở nên hiện thực, những thành viên Ngôi Lời thánh hiến chính bản thân họ cho CTT, đấng dẫn đưa họ đến những nơi hiếu vắng niềm tin và đến với những người sống bên lề xã hội.
CTT mở lòng chúng ta để lắng nghe LờiChúa, đặc biệt trong những nền văn hoá và dân tộc mà chúng ta đang phục vụ. Với những thành viên Ngôi Lời, việc mở lòng ra với CTT không chỉ đòi hỏi thái độ chú tâm cầu nguyện đối với những dấu chỉ thời đại, mà còn phải sẵn lòng để CTT dẫn dắt đến những nơi mà Ngài muốn. Chúng ta phải sẵn sàng rời bỏ những gì quen thuộc để tìm kiếm sự diện diện của Thiên Chúa ở những vùng đang thiếu vắng niềm tin. Để sống ở những vùng này, chúng ta cần một sự luôn luôn sẵn sàng và sự mở lòng ra với CTT. Đức Maria là mẫu gương cho chúng ta trong việc mở lòng ra với CTT, trong sự sẵn sàng và can đảm.
Tóm lại:
Linh đạo Ngôi Lời được bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Linh đạo này tự nó đã phản ảnh được chiều kích truyền giáo. Trong những cộng đoàn truyền giáo của chúng ta, những thành viên SVD là trung gian và sống với Chúa Ba Ngôi, Đấng luôn luôn yêu thương dân của người. Do đó chúng ta chia sẻ, làm chứng và tạo nên một sự hiệp nhất yêu thương với tất cả nhân loại. Chính nhờ thế, một cách tin tưởng, chúng ta tiếp tục hành trình với Thiên Chúa Ba Ngôi và cùng với Đấng Sáng Lập, chúng ta cầu nguyện: “nguyện xin ánh sáng Ngôi Lời và Thánh Thần hồng ân xua tan bóng đêm tội lỗi và đêm tối của sự bất tin. Nguyện xin tình yêu của Chúa Giêsu cư ngụ trong lòng của tất cả mọi người”.
6. ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP
Đối tượng: tất cả mọi thanh niên tuổi từ 18 – 27
Trình độ học vấn: đã tốt nghiệp hoặc đang theo học tại các trường Đại học.
Trình độ ngoại ngữ: chứng chỉ B (tương đương) tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trở lên.
Trình độ học vấn: đã tốt nghiệp hoặc đang theo học tại các trường Đại học.
Trình độ ngoại ngữ: chứng chỉ B (tương đương) tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trở lên.
Hồ sơ thi tuyển gồm có:
- Phiếu Đăng Ký Dự Thi
Ngày, tháng, năm sinh :…………………………………………………… …………………………
Nơi sinh : .. ………………………………………………………………………….………………….
Hiện thường trú :…………………………………………………… …………………………………
Thuộc Giáo xứ :……………………………………….Giáo phận :……………………..…………...
Tốt nghiệp PTTH năm : ……………………………………………………...………………………..
Đang học Đại học / Cao đẳng : ………………………………………………………………............
Chuyên ngành :…………...………………………………………………...; Năm thứ:…………......
Tốt nghiệp Đại học / Cao đẳng : ..………………………….......Ngành : ……………………...........
Địa chỉ liên lạc : ……………………………………………………...……………………………….
Điện thoại Di động: …………………………………Điện thoại bàn: ………...…………………….
Địa chỉ Email : ……………………………………………………...………………………………
Kính xin Ban Tuyển Sinh cho tôi được đăng ký thi tuyển vào: Đệ Tử Viện /Thỉnh Viện thuộc Tỉnh Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời Việt Nam.
Ngày………..Tháng……….Năm……….
Ứng Sinh ký Tên
- Giấy Giới thiệu của cha xứ (Linh mục / Tu sĩ) .
- Bản sao Bằng Tốt nghiệp PTTH (có công chứng), hoặc Giấy Chứng Nhận Tốt Nghiệp.
- Bản sao Bằng Tốt nghiệp Đại Học / Cao Đẳng (có công chứng), hoặc Giấy Chứng Nhận Tốt Nghiệp.
- Khi đi dự thi, xin các Ứng Sinh mang theo giấy Chứng Minh Nhân Dân.
- Sinh viên đang theo học các Đại học / Cao đẳng tại Tp.HCM sẽ sinh hoạt ở nhà Đệ Tử tại Hạt Đào Tạo Sài Gòn (hướng dẫn sau).
- Sinh viên học Đại Học / Cao đẳng ngoài Tp.HCM sẽ theo Chương trình dành cho Đệ Tử Ngoại Trú.
Sinh viên đã Tốt nghiệp Đại Học / Cao Đẳng sẽ nhập Chương trình Thỉnh Viện tại Tp.Nhà Trắng.
Chi phí Huấn luyện sau khi Trúng Tuyển- Chi phí ăn - ở: Hội Dòng chu cấp (xét theo gia cảnh và khả năng học tập của ứng sinh).
- Gia đình đóng góp vào việc Huấn luyện và Đào tạo theo từng giai đoạn.
7. TIẾN TRÌNH ĐÀO TẠO
- Đệ Tử Viện: Các ứng sinh được huấn luyện về nhân bản và giáo lý song song với chương trình đại học (gồm nhiều ngành). Gia đình tự đóng tiền học phí cho Trường Đại Học / Cao Đẳng (tùy theo quy định của mỗi trường), chi phí cá nhân, việc đi lại cho con em mình. Ngoài ra, gia đình sẽ đóng góp thêm một khoản nhỏ cho Hội Dòng vào chi phí ăn uống của các em tại Cơ sở Đào tạo Đệ Tử Viện (khoản này sẽ được thông báo cụ thể khi có Giấy báo Kết quả Tuyển sinh).
- Thỉnh Viện: Dành cho các ứng sinh tốt nghiệp đại học. Các ứng sinh được huấn luyện về nhân bản, học Thánh Kinh, ơn gọi đời tu để chuẩn bị bước vào Tập Viện, thời gian 1 – 2 năm. các ứng sinh sẽ tự lo sách vở, chi phí cá nhân cũng như việc đi lại. Ngoài ra, gia đình sẽ đóng góp thêm 1 khoản nhỏ cho Hội Dòng (khoản này sẽ được thông báo cụ thể khi có Giấy báo Kết quả Tuyển sinh)
- Tập Viện: Ứng sinh hoàn toàn tập trung cho việc tìm hiểu thánh ý Chúa, tìm hiểu Hội Dòng và chính bản thân mình, để chọn lựa một con đường dấn thân, thời gian 1 năm.
- Học Viện: Khấn sinh chọn phục vụ trong đời linh mục sẽ học 2 năm Triết học và 4 năm Thần học. Thông thường sau năm Thần II, các khấn sinh đi thực tập mục vụ và truyền giáo 1 năm trước khi hoàn thành chương trình đào tạo.
- Khấn sinh chọn phục vụ trong đời tu huynh sẽ theo chương trình 3 năm chung cho Triết học và Thần học, sau đó học chuyên ngành.
8. LIÊN HỆ
Lm Phê-rô Hồ Hà Tiến Nam
Địa chỉ: 10 Võ Thị Sáu, HT.52, Tp.Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
Tel: 0979 79 79 26 - 058.881100
Fax: 058.883811
Email: buoctheongoiloi@gmail.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét