Quy Luật Cát-Minh
Bản Quy Luật Cát-Minh đầu tiên thật tuyệt diệu! Thật đơn sơ và giản dị, như một ngôi thánh đường nho nhỏ kiểu Rôma, được tuôn tràn từ Chúa Thánh Linh...
Vào đầu thế kỷ 13, một nhóm “anh em ẩn tu” quy tụ bên một con suối, trong mộ
t thung lũng Núi Cát-Minh, ở Palestine. Từ hằng bao thế kỷ, ngôn sứ Êlia vốn được sùng kính tại đây. Sinh quán tại Pháp, Ý, Anh, họ đã giã từ quê hương để đến Đất Thánh, nơi Chúa Giêsu Kitô đã sống.
t thung lũng Núi Cát-Minh, ở Palestine. Từ hằng bao thế kỷ, ngôn sứ Êlia vốn được sùng kính tại đây. Sinh quán tại Pháp, Ý, Anh, họ đã giã từ quê hương để đến Đất Thánh, nơi Chúa Giêsu Kitô đã sống.
Một ngày kia, để đi đúng đường hướng của Giáo Hội, họ đã đến gặp Đức Thượng Phụ Giêrusalem là ngài “Albert”. Họ trình bày với ngài cuộc sống họ muốn theo đuổi và xin ngài ban cho một “Luật sống”. Đó là bản luật nguyên thủy.
Vài chục năm sau, cộng đoàn đông thêm. Đồng thời Đất Thánh dần dần bị người Hồi Giáo chiếm lại. Nhiều tu huynh quay về nguyên quán. Họ phải thích nghi với những điều kiện của cuộc sống mới ở chốn thị thành. Họ phải dùng cơm chung với nhau...
Một bước đi mới: lần này họ đến yết kiến “Đức Giáo hoàng Innocent IV”, để xin sửa đổi Quy Luật cho thích hợp. Cấu trúc nguyên thủy của nguyện đường nho nhỏ ngày nào giờ đây phải chịu một vài sửa đổi quan trọng, nhưng cảm hứng ban đầu vẫn được duy trì. Để hiểu cho đúng cảm hứng ấy, trước hết phải xướng lên một danh xưng: đó là “Thánh Danh Chúa Giêsu Kitô”.
Thật thế, ở ngay cổng vào nhà nguyện, bạn sẽ đọc thấy: “Sống tùy thuộc hoàn toàn vào Chúa Giêsu Kitô và trung thành phục vụ Ngài với một con tim trong trắng”, tức là sống triệt để điều then chốt nhất trong ơn gọi của mọi Kitô-hữu đã nhận lãnh Bí Tích Thánh Tẩy. Không ngừng chiêm ngắm Chúa Kitô trong đức tin, để học cùng Ngài sống lụy phục trong mọi sự.
Trung thành phục vụ Ngài, không chỉ bằng hành động mà còn bằng hiến trọn con tim. Hoạt động để mở rộng Vương Quốc Ngài cho đến tận cùng trái đất, thể theo Thánh Ý Chúa Cha. Đó là niềm khao khát hằng ngự trị trong Đan Viện Cát-Minh.
Đó là ánh sáng soi rõ đời sống các “tu huynh ẩn sĩ”. Họ đã sống trong cô tịch của Núi Cát-Minh; giờ đây, họ cũng được gọi sống như thế giữa lòng các thành thị.
Nếp sống ẩn tu
“Ước gì mỗi người hãy sống cô tịch trong phòng mình, ngày đêm gẫm suy Luật Chúa và tỉnh thức cầu nguyện, ngoại trừ khi bận công việc khác cách chính đáng”. Các ẩn sĩ được gọi sống cô tịch để cầu nguyện liên lỉ. Xin hãy hiểu cho đúng điều nầy. Vấn đề không phải là luôn tưởng nhớ đến Chúa bằng trí óc. Bởi vì, như thánh Têrêxa của Chúa Giêsu đã dạy, để tiến tới trên con đường cầu nguyện, “không phải là nghĩ tưởng nhiều mà là yêu mến nhiều”.
Cầu nguyện liên lỉ, trước hết là trong mọi hoàn cảnh đều liên lỉ quy hướng tâm hồn về Đấng mình yêu. Đó là một ơn mà Chúa ao ước ban cho những ai sẵn sàng đón nhận.
Là ẩn sĩ, họ cũng sống với nhau như anh em. Họ đã là anh em nhờ phép Thánh Tẩy. Nay họ càng trở nên anh em ngày một hơn nữa. Mỗi ngày việc cử hành Thánh Thể quy tụ họ lại và xây dựng họ thành cộng đoàn. Họ kết hợp nhau nhờ sự dự phần vào lời nguyện ngợi khen và chuyển cầu của Giáo Hội.
Qua các buổi gặp gỡ trao đổi, họ cũng tìm hiểu rõ hơn sự cao cả và những đòi hỏi của ơn gọi. Họ cùng nhau thực hiện một kinh nghiệm. “Họ giúp nhau sửa lỗi và bổ túc những thiếu sót của mỗi người”. Việc này nếu được thực hành trong đức ái, sẽ là cách rất tốt để giúp khám phá ra “tất cả đều là anh em”, bởi vì tất cả đều là đối tượng của lòng thương xót Chúa.
Bốn đặc điểm của nếp sống ẩn tu
1- Trước tiên, bạn vào dòng Cát-Minh, không phải để có một cuộc sống yên ổn. Bởi lẽ đã quyết sống trong Chúa Giêsu Kitô thì không thể nào không đương đầu với cuộc “chiến đấu tâm linh”. Vũ khí cần dùng, chính là những điều mà thánh Phaolô đã kể ra: tin tưởng và hy vọng, tìm cách yêu mến Thiên Chúa và người thân cận trong mọi hoàn cảnh và không ngừng nương tựa vào Lời Thiên Chúa.
2- Bạn cũng còn phải “lao động” (ban đầu chỉ có lao động chân tay, nhưng về sau cũng có lao động trí óc và làm việc tông đồ), vừa để chiến đấu tốt hơn, vừa để “ăn tấm bánh, chén cơm, do tay mình làm ra”.
3- Bầu khí thông thường sẽ là “thinh lặng”, với mức độ nhặt nhiệm tùy theo từng thời điểm trong ngày. Dù sao, rõ ràng bạn được kêu gọi đừng để tâm trí bị phân tán vào những chuyện vô ích và hãy nghiệm ra rằng, “ở trong thinh lặng và hy vọng” mà bạn múc được sức mạnh.
4- Sau hết, cần đặt mối tương quan giữa vị “Tu Viện Trưởng” – người chịu trách nhiệm về cộng đoàn – với các anh em, dưới dấu chỉ của Đức Tin. Vị Tu Viện Trưởng phải đặt mình “làm tôi tớ các anh em” như Chúa Giêsu Kitô. Phần các anh em khác, phải nhìn vị Tu Viện Trưởng như người được Chúa Kitô đặt trên họ để giúp họ đáp lại ơn gọi.
Sau cùng, xin bạn đừng bao giờ tự nhủ: “Đã tạm đủ rồi!”, bởi lẽ tình yêu không có giới hạn. Còn phải hành động cách khôn ngoan và biết nhận định đúng, con tim hướng về Chúa Giêsu Kitô, trong niềm mong đợi Ngài trở lại.
Hởi các Bạn Trẻ, xin đừng ngại ngùng đọc nguyên văn bản Quy Luật. Chỉ cần mười phút là đọc xong. Ngôi nhà nguyện nhỏ bé kiểu Rôma ấy hẳn có những chi tiết khiến bạn ngạc nhiên, mang dấu vết của thời quá khứ. Thế nhưng nếu bạn lưu lại trong đó ít lâu, nếu bạn suy gẫm bản văn, bạn sẽ hiểu rõ hơn nếp sống đã được Thánh Thần tác động, nếp sống Cát-Minh hôm qua và hôm nay.
Tu huynh Dominique Stercks
Đan sĩ Cát-Minh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét