"Con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gửi cho họ Thánh Giá sao?"

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Ghi Chép Hiệu Quả Với Phương Pháp Cornell


  1. Ghi chép khi nghe giảng:
Ghi chép trong khi nghe giảng là để giúp bạn nắm được mục tiêu và nội dung của bài học cũng như những thông tin mà giảng viên muốn cung cấp trong buổi học. Việc ghi chép hiệu quả sẽ giúp bạn nâng cao kết quả học tập. Vậy, làm thế nào để ghi chép hiệu quả? Dưới đây là các thủ thuật để ghi chép hiệu quả trong khi nghe giàng:
Trước giờ học
  • Đọc trước giáo trình và các tài liệu liên quan đến chủ đề thầy cô sẽ thuyết trình.
  • Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc nghe giảng và ghi chép
Trong giờ học
  • Ngồi gần thầy cô để nghe rõ và tránh xao lãng, buồn ngủ;
  • Viết rõ tiêu đề bài học, ngày tháng và đánh số các trang ghi chép của bạn. Như thế sẽ rất tiện lợi cho bạn khi xem lại hoặc tìm lại chúng.
  • Hãy ghi chép bằng ngôn từ của bạn; ghi lạnế sẽ rất tiện lợi chovề các ý chính mà thtiện lợi cho bạn;
  • Đừng ngần ngại khi đặt câu hỏi cho thầy cô để đảm bảo bạn hiểu những nội dung thầy cô đã truyền đạt;
  • Sử dụng các kiểu chữ linh hoạt, hệ thống viết tắt, biểu tượng khi ghi chép;
  • Sử dụng bút màu để đánh dấu những phần quan trọng, những nội dung cần chú ý;
  • Không nên quá quan tâm đến các lỗi chính tả và các lỗi ngữ pháp;
  • Chú ý giọng nói và cử chỉ của thầy cô để đoán thêm đâu là ý chính, đâu là những nội dung quan trọng trong bài học đã được thầy cô nhấn mạnh;
  • Ghi chép những ý chính, những nội dung quan trọng thầy cô đã nói nhấn mạnh, viết trên bảng hay chiếu trên power point (không cần phải chép lại từng câu từng chữ của thầy cô nói), sau đó phát triển thêm bằng cách tự học (tự đọc, tự tìm tòi).
  • Nếu ghi không kịp thì nên bỏ qua một đoạn để bổ sung sau và tiếp tục ghi ngay những nội dung thầy cô đang truyền đạt.
  • Ghi theo phương pháp Cornell (xem bên dưới).
Sau giờ học
  • Dành ít nhất 10-15 phút đọc lại toàn bộ ghi chép của mình. Tóm tắt hay suy nghĩ về các ý chính;
  • So sánh và chia sẻ với ghi chép của các bạn khác;
  • Đoạn nào ghi không kịp, hỏi lại bạn bè hoặc thầy cô để ghi vào những khoảng trắng đã để trống;
  • Xem và tổng kết lại.
  1. Phương pháp Cornell:
Waterbank (1989) đã tìm ra một phương pháp nhằm để giúp sinh viên trường Cornell University hình thành thói quen ghi chép. Phương pháp này mang tên “Cornell Note taking Technique” đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trên toàn nước Mỹ.
Theo Cornell, ta chia vở làm ba phần như hình vẽ:
ghi-chu-cornell-inside-post
Phần Câu hỏi/Từ khóa: Dành ¼ trang phía bên trái để ghi các từ quan trọng, các từ khóa, các sự kiện (có thể kèm theo thời gian) và thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào?
Phần Ghi chép: Dành ¾ trang phía bên phải để ghi phần phát triển ý chi tiết từ các từ khóa, diễn giải mở rộng ý chính, thường trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? Làm sao?
Phần Tóm tắt: Một khoảng nhỏ phía dưới mỗi trang là nơi dành cho bạn tóm tắt những ý chính liên quan đến toàn bộ những nội dung vừa ghi chép trong trang đó.
Lưu ý: Phương pháp này dễ làm, đơn giản mà hiệu quả và tiết kiệm thời gian giúp bạn ghi chép có hệ thống, có trật tự. Tuy nhiên, khi ghi chép theo phương pháp Cornell, bản ghi chép của bạn cần đảm bảo 6R:
R1 = Record: Các thông tin được ghi chép đầy đủ;
R2 = Reduce: Các thông tin đã được ghi chép tóm lược theo ý;
R3 = Recite: Dùng bản ghi chép để trình bày lại được;
R4 = Reflect: Dùng bản ghi chép có thể đặt được câu hỏi cho người trình bày hoặc nêu được ý kiến của bản thân;
R5 = Review: Bản ghi chép đã được xem lại;
R6 = Recapitulate: Bản ghi chép đã được tóm tắt lại.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét