"Con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gửi cho họ Thánh Giá sao?"

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Cách Ghi Chú Khi Đọc Sách

Hãy nhớ rằng: Việc ghi chú khi đọc phụ thuộc vào 2 yếu tố: (1) thứ mà bạn đang đọc và (2) tại sao bạn đọc nó. Dưới đây là quy trình hướng dẫn bạn ghi chú khi đọc sách của nhà văn Shane Parrish
BƯỚC 1:
Điều đầu tiên tôi làm là khi cầm một quyển sách lên là đọc lời tựa, mục lục, và thông tin giới thiệu về cuốn sách ở bìa sách. Thông thường, tôi sẽ cũng nhìn lướt qua các chỉ mục.
Bước này không quá lâu, và nó thường giúp tôi tiết kiệm khá nhiều thời gian, vì rất nhiều quyển sách không có cấu trúc như tôi vừa trình bày để người đọc lựa chọn. Có thể thông qua bước này, quyển sách không chứa đựng nội dung mà tôi đang quan tâm. Nếu đã thực hành xong bước này mà tôi không thấy thông tin hấp dẫn lắm, tôi sẽ lật ngẫu nhiên vài trang để xác minh thêm.
Cách làm này là một hình thức đọc lướt có hệ thống. Đây là cách mà Mortimer Adler, người đã viết quyển sách bày chúng ta cách đọc nghĩ ra. Adler cho rằng có bốn mức độ đọc khác nhau. Tôi thường kết hợp lối đọc tìm kiếm với cách đọc phân tích cho hầu hết các sách mà tôi đọc.
Khi tôi bắt đầu đọc, tôi hình thành trước trong đầu ý tưởng quyển này nói về vấn đề gì, những tranh luận chính mà nó sẽ giải quyết, và một vài thuật ngữ có liên quan. Như thế, tôi sẽ biết trước tác giả đang đưa tôi đến đâu khi đọc đến một nội dung nào đó, và những vấn đề mà phần đó sẽ đề cập và giải quyết.
Khi đọc, tôi ghi chú. Tôi khoanh tròn những từ tôi cần tìm kiếm. Tôi lướt những điểm quan trọng tôi cần lối suy nghĩ phản biện để tranh luận với tác giả. Tôi gạch dưới những chỗ làm tôi ngạc nhiên, thích thú. Tôi còn bình luận như một người bị điên trên các rìa biên của trang sách. Tôi cố phân tích các giả định, v.v…
Thông thường, tôi luôn cố tham gia vào một cuộc tranh luận tưởng tượng do tôi đặt ra với tác giả. Có thể những câu hỏi của tôi sẽ được trả lời ở trang kế tiếp hoặc chương tiếp theo. Hoặc tôi phải tìm một quyển sách khác có thể giúp tôi giải đáp những chỗ còn bỏ ngỏ. Ai mà biết được, nhưng tôi sẽ ghi chúng ra giấy để lưu ý sau đó. Vào cuối mỗi chương, tôi sẽ làm một vài gạch dòng để tóm tắt những gì tôi vừa đọc xong. Khi hoàn thành, tôi sẽ để quyển sách ở đó, trên bàn, và không đụng vào nó từ vài ngày đến một tuần.
BƯỚC 2:
Khi tôi đọc lại quyển sách đã đọc xong, tôi sẽ đọc lại những chỗ tôi viết nguệch ngoạc, những chỗ tôi gạch dòng, và những bình luận tôi đã ghi chú, với giả định tôi vẫn có thể tiếp tục đọc những ghi chú tôi đã viết ra.
Tôi không phải với suy nghĩ cũ như lần đầu khi tôi đọc lại quyển sách. Có hai điều đã thay đổi trong tôi: (1) Tôi đã đọc hết quyển sách và (2) Tôi có cơ hội thiếp đi nếu ở lần đọc một, có những thứ từng làm tôi thích thú vô cùng, thì giờ đây, có thể chúng trở nên hết sức bình thường.
Nếu một điều gì đó vẫn khiến tôi rất hào hứng, tôi sẽ viết ra một ghi chép nhỏ trên vài trang đầu tiên của quyển sách, bằng ngôn ngữ của mình, về chủ đề đó. Thường thì đây là một đoạn tóm tắt nhưng ở dạng chúng có thể ứng dụng kiến thức đó vào thực tế như thế nào. Tôi đánh dấu thêm chỉ mục số trang cho phần này trong quyển sách.
Đôi khi, tùy vào quyển sách tôi đọc, tôi có thể sắp xếp lại những phần tóm tắt tranh luận chính do tôi đặt ra khi đọc, và những điểm mà tôi chưa có lời giải đáp. Đôi khi tôi liên kết những phần này với những quyển sách khác.
BƯỚC 3 (Có thể là lựa chọn thêm)
Đợi trong một vài ngày. Rồi đọc lại toàn quyển sách, ghi chép những trích đoạn bằng tay mà bạn tâm đắc, rồi cho chúng vào hồ sơ lưu trữ tư liệu của bạn. Hãy tin rằng nhiều điều thú vị bạn sẽ nghiêm ra sau này từ những gì bạn đã làm, thông qua quá trình ghi chép này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét