Đã có bao giờ người Công giáo chúng ta nghĩ và đặt ra câu hỏi: "Tại sao đạo của chúng ta chặt chẽ và qui củ như vậy, tại sao nhiều nhà thờ của chúng ta khang trang đẹp đẽ, tại sao các đoàn thể của húng ta vui vẻ sầm uất, tại sao các lễ nghi trong các nhà thờ của chúng ta đẹp mắt như thế, mà số người vào đạo chẳng được bao nhiêu? Ấy là chưa kể đến những hoạt động từ thiện hay cứu trợ trong những đợt thiên tai hỏa hoạn đấy! Tại sao thế?"
Nhưng thực tế không phải vậy đâu, e rằng tình trạng "đi lễ nhà thờ vẫn đông, đi kiệu đi rước sầm uất, siêng năng đọc kinh, xưng tội, rước lễ, lắm người đi tu..." không biết còn kéo dài được bao lâu nữa, khi nền kinh tế chung của đất nước phát triển đồng đều và khả quan hơn.Tại sao tất cả những cái hay trên chưa đủ sức thu hút người ta vào đạo?
Có lẽ vì thế nên Hội thánh mới phải luôn nhắc nhở và đôn đốc việc truyền giáo. Nói đến truyền giáo thì người ta thường hay nghĩ đến việc đi đến và ở giữa những người ngoài công giáo. Ở giữa họ để sống và làm chứng. Hiện đang có những anh chị em của chúng ta ở những vùng sâu vùng xa, bên cạnh đồng bào không phải công giáo. Nhưng truyền giáo không nguyên chỉ có nghĩa là đi xa mà còn là ở gần, ở giữa và ngay tại quê hương xứ sở hay nơi mình đang sinh sống, làm việc.
Phần đông các linh mục hiện nay lo công việc mục vụ trong các họ đạo, nên khó làm được việc truyền giáo ở mặt ngoài. Vì thế, phải chú trọng đến mặt bên trong nhiều hơn. Đó chính là thái độ đối với những người ngoài công giáo và cách sử dụng tiền bạc xây dựng cơ sở tôn giáo và tổ chức lễ lạt đình đám, để tránh khỏi bị mang tiếng là không biết xử thế ở đời và vô cảm trước cảnh nghèo khổ của người túng đói, hay lợi dụng cơ hội để làm tiền, như nhiều người than phiền.
- Có nhiều linh mục tổ chức tiệc tùng để mừng kỉ niệm 5 năm, 10 năm, 15 năm linh mục... Nếu tổ chức 25 năm thì người ta còn hiểu được, vì đó là thói quen đã có từ lâu. Tuy vậy, cũng nên liệu sao cho vừa phải, kẻo bị phê bình và mang tiếng là là tiêu phí hay mở tiệc để nhân cơ hội nhận quà cáp và tiền bạc. Vấn đề này hơi khó, vì bản chất văn hóa của người Việt đã quen với tiệc tùng, lễ hội, đình đám. Nhưng có lúc phải vượt lên trên những thứ đó, để xứng với danh là người giáo dục đức tin và hướng dẫn dư luận. Đối với người thuộc về Hội thánh, một Hội thánh muốn phục vụ người nghèo, một Hội thánh không muốn là ốc đảo giữa một đại dương mênh mông của nghèo đói và khốn cùng thì liệu các lễ lạt tưng bừng tốn phí kia có khỏi là một bằng chứng phản ngược lại với chủ trương trong bản tuyên ngôn Hội nghị các Giám mục Á châu tại Manilan 1971 không?
- Có nhiều linh mục tổ chức tiệc tùng để mừng kỉ niệm 5 năm, 10 năm, 15 năm linh mục... Nếu tổ chức 25 năm thì người ta còn hiểu được, vì đó là thói quen đã có từ lâu. Tuy vậy, cũng nên liệu sao cho vừa phải, kẻo bị phê bình và mang tiếng là là tiêu phí hay mở tiệc để nhân cơ hội nhận quà cáp và tiền bạc. Vấn đề này hơi khó, vì bản chất văn hóa của người Việt đã quen với tiệc tùng, lễ hội, đình đám. Nhưng có lúc phải vượt lên trên những thứ đó, để xứng với danh là người giáo dục đức tin và hướng dẫn dư luận. Đối với người thuộc về Hội thánh, một Hội thánh muốn phục vụ người nghèo, một Hội thánh không muốn là ốc đảo giữa một đại dương mênh mông của nghèo đói và khốn cùng thì liệu các lễ lạt tưng bừng tốn phí kia có khỏi là một bằng chứng phản ngược lại với chủ trương trong bản tuyên ngôn Hội nghị các Giám mục Á châu tại Manilan 1971 không?
Công việc truyền giáo không phải chỉ diễn ra bằng lời nói, nhưng còn bằng lối sống của người công giáo bên cạnh những người không công giáo. Đừng để nhà báo Chu Tử phải thốt lên rằng: "Linh mục là người mặc áo chùng thâm, đi giày tây".
- Linh mục thường quen sống với những người đồng đạo , thường dùng ngôn ngữ và theo lề thói của những người có đạo mà quên mất đi còn có những người không cùng một đạo ở xung quanh và không nghĩ đến phản ứng của họ khi thấy những người công giáo nói năng, cư xử. Vì thế, nhân danh sứ mệnh truyền giáo, các linh mục cũng nên lưu tâm đến hành vi, cử chỉ, lời nói cua mình giữa những người không phải công giáo. Người ta truyền giáo không chỉ bằng những lời rao giảng, nhưng chính là thái độ và đời sống, thái độ trọng kính người khác và đời sống phù hợp với những điều đạo dạy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét