Cuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được.
Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
Bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XX, sự bùng nổ thông tin đã kéo theo những tài liệu in ấn khổng lồ. Hiện nay, trên thế giới cứ 10 đến 15 năm thì khối lượng tin ra tăng gấp đôi, và bạn thử hình dung cứ mỗi phút có khoảng 5-7 nghìn trang sách ra đời! Chỉ trong nửa thế kỷ qua, khối lượng sách in đã tăng lên 4 đến 5 lần, song đó chưa phải giới hạn. Các nhà bác học tính rằng, cứ đà này thì trong khoảng vào thập kỷ nữa, quả đất của chúng ta sẽ được phủ một “tấm chăn giấy” dày tới... nửa mét. Do khao khát tri thức, đội quân đọc sách báo cũng tăng lên ghê gớm. Ở một nước có chừng 200 triệu dân đã có khoảng 400 ngàn thư viện và xấp xỉ 4 tỷ cuốn sách, kéo theo hàng trăm triệu người đến đọc.
Cuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
Tài đọc nhanh cá biệt là thuộc tính của bộ óc có tổ chức cao và tập trung cao độ. Các thiên tài thế giới như Cácmác, V.I.Lênin, Balzắc, Napôlêon... đã nổi tiếng là những người đọc nhanh. Ví dụ: Napôlêon đọc được 2000 từ trong vòng một phút, văn hào Balzắc đọc một cuốn tiểu thuyết vào trăm trang chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ, còn V.I. Lênin thì người đã đọc nhiều và đọc nhanh tới mức “khủng khiếp”. Cách đọc của Người không đọc từ dòng này qua dòng khác mà là lướt từ trang này qua trang khác, nhanh chóng nắm nội dung một cách chính xác, thế mà khi cần vẫn thuộc từng câu, từng chữ của những vấn đề quan trọng trong cuốn sách. Rõ ràng là đọc và đọc sách báo tài liệu trong mọi thời đại, ở mọi lúc, mọi nơi không chỉ là khả năng thể lực, là thói quen lao động trí óc đơn thuần mà phải được xem như một khả năng dẫn tới hoạt động sáng tạo của trí óc gắn liền với việc xử lý thông tin và đưa ra các giải pháp cần thiết. Nó đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình gián tiếp hay trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sau đây là mười “quy tắc vàng” để giúp bạn đọc nhanh hơn”:
- Quy tắc 1: Đọc không lùi lại. Dù bài về khoa học kỹ thuật khó đến đâu cũng chỉ đọc một lần. Không được chuyển động mắt trở lại. Chỉ khi đã đọc xong và suy nghĩ về những điều đã đọc, mới có thể đọc lại bài nếu như thật cần thiết.
- Quy tắc 2: Đọc và hiểu thông tin theo khối thuật toán tích hợp. Phải thường xuyên nhớ nội dung của từng khối. Trong quá trình đọc, hãy tìm cách trả lời những câu hỏi tiêu chuẩn đề ra cho mỗi khối của thuật toán.
- Quy tắc 3: Đọc không phát thành tiếng. Đọc mà phát âm là kẻ thù của việc đọc nhanh. Hãy thực hiện các bài tập và gõ nhịp để nhịn phát âm. Khi thấy tốc độ đọc bị giảm cần phải luyện lại.
- Quy tắc 4: Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc. Khi đọc, mắt di chuyển theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới, theo dòng tưởng tượng đi từ giữa trang giấy. Hãy tập phát triển thói quen nhìn ngoại vi. Hãy đọc báo có cột hẹp, rồi đọc sách, sơ bộ vạch đường ở giữa trang bằng bút chì. Phấn đấu đọc một trang chỉ trong 10 – 15 giây, cố hiểu được nội dung chung. Tuỳ mức độ thành thục trong việc di chuyển mắt mà chuyển sang đọc hiểu cả trang sách chỉ trong 30 giây.
- Quy tắc 5: Tập trung tư tưởng thật cao độ khi đọc. Tập trung là chất xúc tác của quá trình đọc. Đọc nhanh lại càng đòi hỏi tập trung trí não với cường độ cao hơn để tư duy và nắm bắt vấn đề nhanh hơn.
- Quy tắc 6: Hiểu những điều đã đọc trong quá trình đọc. Khi đọc cần làm rõ các từ khoá, các điểm tựa suy lý, tức là các điểm tựa để hiểu bài và nhận thức vấn đề. Nhớ rằng khi đọc là quá trình tìm kiếm và xử lý ý tưởng và ý nghĩa.
- Quy tắc 7: Áp dụng các cách nhớ chủ yếu trong khi đọc. Mục đích của việc đọc để nhớ. Nhớ cái gì tuỳ theo mục đích đọc cần thiết của mình và chỉ nên nhớ những gì hiểu được. Không cần nhớ từng câu, từng chữ nhưng phải nhớ ý tưởng và ý đồ của tác giả cuốn sách.
- Quy tắc 8: Đọc với tốc độ biến đổi. Biết đọc với các tốc độ khác nhau cũng rất quan trọng. Có chỗ chỉ cần đọc lướt qua, song có trang thì nên đọc chậm lại để hiểu được thực chất vấn đề. Hãy biết chọn cách đọc cần thiết, đúng lúc và đúng chỗ.
- Quy tắc 9: Phải thường xuyên luyện tập, củng cố không ngừng thói quen đọc.
- Quy tắc 10: Đặt tiêu chuẩn đọc mỗi ngày 2 tờ báo, 1 tờ tạp chí và khoảng 50 đến 70 trang sách.
Làm được 10 điều như vậy, sau một thời gian ngắn chắc chắn bạn sẽ là người đọc sách báo nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều người.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét