"Con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gửi cho họ Thánh Giá sao?"

Tình yêu là số 0!

Tình yêu là số 0. Dù có thêm bao nhiêu vào bao nhiêu số 0 đi chăng nữa, thì kết cục cũng chỉ nhận lấy thất bại mà thôi... Đừng có ngớ ngẩn như vậy chứ. Số 0 là điểm khởi đầu của tất cả. Không xuất phát từ nó thì không gì có thể tồn tại được!

Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít

Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật. (Mc 16: 15-18)

Tôi ghét sách!!!

Chúng chỉ dậy tôi về những điều mà tôi chẳng biết gì. Tôi đọc lòi cả mắt và vẫn không đọc được đủ tới một nửa... Tôi càng đọc nhiều, tôi càng thấy còn nhiều điều cần phải đọc.

Tôi sống hết tôi từng khoảnh khắc.

Vì chúng ta còn trẻ nên một ngày không cần phải quá bình yên. Vì chúng ta còn trẻ hãy cứ điên, nếu có sai chúng ta vẫn còn đủ thời gian làm lại mà... Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa.

"Tôi tên là Giêsu của Têrêsa"

- Này em, em tên gì? - Thưa bà, vậy bà tên chi? - Tôi tên là Têrêsa của Chúa Giêsu. Cậu bé mỉm cười rất dễ thương tiếp lời: - Tôi, tôi tên là ... Giêsu của Têrêsa! Nói xong, cậu bé "Giêsu của Têrêsa" biến mất...

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

- Louis Pasteur : “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Đức Chúa Trời.. Thật là mĩa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hết, hoặc chết là trở về với hư vô ... Một chút khoa học sẽ gạt bỏ Chúa, giàu khoa học sẽ quay về với Chúa” .
- Albert Einstein: “Sự gian ác là do vắng bóng Thiên Chúa trong linh hồn ... khoa học không tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt....Tôi chưa hề gặp điều gì trong Khoa học của tôi mà lại đi ngược với Tôn giáo.”
- James Simpson : “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giêsu .”
- Andre Marie Ampere “Con người chỉ vĩ đại khi quỳ xuống cầu nguyện với Thiên Chúa .”
- Blaise Pascal :"Giả như Thượng Đế không có, ta chẳng mất gì cả, nếu đã tin vào Ngài. Nhưng nếu có Ngài, ta sẽ mất tất cả, nếu ta không tin"
- Victor Hugo nói: “Nước Anh có hai cuốn sách: Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare; còn Kinh Thánh làm nên nước Anh”.
- Isaac Newton : "Cái huy hoàng của thái dương hệ, các hành tinh, sao chổi, chỉ có được là do sự điều hành của Một Đấng Thông Minh, Toàn Năng ...Tôi thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính ....Thánh Kinh có nhiều biểu hiện chăc chắn về tính có thực hơn bât cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó ...Trong đời mình tôi nhận biết được hai sự thật: thứ nhất - tôi là kẻ đại tội nhân, và thứ hai - Jêsus Christ vĩ đại vô lượng là Đấng Cứu Chuộc tôi ...Lực hút Trái đất chỉ giải thích sự chuyển động của các hành tinh nhưng không thể làm rõ ai, khi nào và bằng cách nào đã đưa các hành tinh vào vị trí chuyển động như vậy. Chính Chúa trời là người điều khiển và sắp đặt vạn vật. Người là bất diệt, là vĩnh cửu…”.
- Becquerel: "Nhờ nghiên cứu khoa học, đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đưc tin ."
- Bourgeois: "Không có gì cản trở tinh thần khoa học hòa hợp với tín ngưỡng đã được suy nghĩ sáng suốt. Trái lại, khoa học càng được đào sâu, thì tôn giáo lại càng được tăng thêm sức mạnh và bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa, lại càng được sáng to hơn ."
- Duclaux: "Nếu sự sống đầu tiên xuât hiện trên mặt đât do tình cờ, nơi mà (vũ trụ này) mọi sự đều có luật, thì sự xuât hiện kia, nó kỳ dị như hòn đá, tự bò lên sườn núi ."
- Alessadro Volta : "Niềm tin như điện, bạn không thể thấy nó, nhưng có thể thấy ánh sáng ."
- Moreux : "Tôi liên lạc với cac vị giám đôc thuộc hầu hêt mọi đài thiên văn trên thế giới, tât cả đều tin có Thiên Chúa ."
- Charles Nicolle :“May mắn thay trong tôn giáo có những bí nhiệm. Nếu không tôi sẽ hoài nghi nó, vì cho rằng tôn giáo là do trí loài người tạo ra. Bí nhiệm làm tôi vững tâm; đó là dấu ấn của Thiên Chúa .”
- Thomas Alva Edison : "Edison hết sức khâm phục và ca ngợi tât cả kỷ sư, trong đó gồm cả Thiên Chúa ."
- Chevreul : “Tôi không thấy Thiên Chúa vì Ngài thiêng liêng, nhưng tôi thấy công trình tạo dựng của Ngài”
- Diderot : “Chỉ cần con mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần .”
- LaBruyère: “Tôi muốn thấy một người trong sạch và tiêt độ tuyên bố rằng không có Thượng đế, nhưng không thấy ai cả .”
- Wernher Von Braun : "Sự bao la huy hoàng của vũ trụ đã làm cho đức tin vào Đấng Tạo Hóa của tôi được tăng thêm. Khoa học và đạo không thể mâu thuẫn nhau, nhưng là chị em ruột thịt, vì khoa học tìm thấy sự huy hoàng của vạn vật, mà đạo thì tìm thấy Đấng Tạo Hóa quyền năng đã dựng nên vạn vật tốt đẹp lạ lùng”
- Bacon: “Kiến thức nông cạn đưa người ta xa tôn giáo, ngược lại kiến thức sâu sa đưa người ta lại gần tôn giáo .”
- Francois Coppée: “Làm sao từ nay tôi không tin có phep lạ, sau khi đã được phép lạ do sách Phúc Âm làm nơi tôi? Linh hồn tôi trước kia mù tịt trước ánh sáng đức tin, bây giờ đã thấy ánh sáng này với tât cả vẻ huy hoàng của nó. Linh hồn tôi trước kia điếc đặc trước Lời Chúa, nay đã nghe rõ ràng và vui sướng cảm phục. Linh hồn tôi trước kia tê liệt vì không tìm hiểu tôn giáo, lúc này đã nóng nảy hăng hái bay lên trời. Qủy dơ bẩn mà linh hồn tôi bị ám ảnh, nay đã bị đuổi đi .”
- T. Termier: "Cứ chung mà nói, mọi khoa học đều dọn trí khôn ta nhận biêt Thiên Chúa hiện hữu...khoa học dẫn đến Thiên Chúa; và cũng chính vì thế mà người ta có thể nói, vũ trụ vật lý là bí tích của Thiên Chúa ."
- A. Eynieu : trong số 432 nhà bac học thuộc thế kỷ 19; 34 vị không biêt lập trường tôn giáo, còn 398 phân chia như sau: 15 vị dửng dưng, 16 vị vô thần, 367 vị tin; như vậy là 92% cac nhà bac học tin có Thiên Chúa.
- Bossuet : “Những chân lý đời đời không thay đổi [của luân lý] buộc ta phải tin rằng có một Đấng Tạo Hóa”.
- Victor Gess : “Một nhà khoa học chân chính có thể tin vào Đức Chúa Trời được không? Tôi nghĩ là có ... Tôi phải thừa nhận rằng qua suốt bấy nhiêu năm nghiên cứu khoa học của mình trong lĩnh vực vật lý và địa chất tôi chưa bao giờ nhận thấy những kết quả nghiên cứu khoa học có điều gì trái nghịch với đức tin vào Đức Chúa Trời - Đấng Tạo Hóa.”
- Charles Dickens : “Kinh Thánh Tân Ước chính là quyển sách tốt nhất đã từng và sẽ được biết đến trên thế giới”.
- Platon : “Những ai có một chút trí khôn, đều phải kêu cầu Đức Chúa Trời trước khi bắt đầu công việc của họ, dù việc lớn hay việc nhỏ”.
- Chateaubriand : “Tiêu hủy sự tin kính theo Phúc âm, thì mọi làng phải xây nhiều nhà ngục và phải có nhiều lý hình”.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Chút gì đọng lại sau ngày lễ trao tác vụ phó tế và linh mục

... “Tôi chẳng là gì sao Người gọi tôi, tôi chẳng là sao Người gọi tôi, tôi thật nhỏ bé như chim như chẹn, như là hạt cát ở giữa biển khơi, sao Người gọi tôi, sao Người gọi tôi...”. Hay là “Đời con Chúa ơi sao quá mọn hèn mà Chúa đã gọi con bước lên, sai con đi giữa cuộc đời, để nên như men muối mặn đời ...” 

Nhiều và nhiều bài hát trong ngày trao sứ vụ mà ca đoàn thường hát phần nào nói lên thân phận của một con người nhỏ bé mà lại được Thiên Chúa mời gọi cộng tác vào trong công cuộc cứu độ của Chúa. Lời những bài hát ấy như khẳng địn, như nói lên thân phận mỏng dòn yếu đuối của con người nói chung và của vị tiến chức trong ngày lễ trao tác vụ nói riêng.

Như bao tín hữu, thi thoảng có dịp trao lễ tác vụ phó tế và linh mục tôi sung sướng được hiệp thông niềm vui ấy với tiến chức, với cộng đoàn và với Hội Thánh. Thánh Lễ trao tác vụ rồi qua đi, những thiệp mời dự lễ cũng sẽ chẳng còn, những bàn tiệc mừng hoành tráng cũng được dọn dẹp sau niềm vui lớn được chia sẻ thế nhưng điều đọng lại trong tôi không phải là những tấm thiệp đẹp, nghi lễ trang trọng, yến tiệc linh đình.

Đành biết không thể nào phủ nhận được cần và rất cần những tài nghệ điêu luyện của những nhà thiết kế thiệp, đành biết là cần có sự chuẩn bị thật cần thiết từ âm thanh ánh sáng, giúp lễ, ca đoàn để góp phần cho Thánh Lễ trao tác vụ được trang nghiêm, đành biết là cũng cần chút gì đó để mà “lạc” sau lễ, thế nhưng điều cần thiết mà tôi thiển nghĩ đó là tâm tình, thái độ, lối sống của tiến chức trong và sau cái ngày lễ tạm gọi là “huy hoàng” ấy.

Trong phần nghi thức trao tác vụ phó tế và linh mục, phần chính yếu là phần đặt tay xin ơn Chúa xuống trên tiến chức, rồi thêm những phần khác nhưng đọng lại trong tôi 2 điều mà tôi cảm thấy sâu sắc và đôi lúc rợn tóc gáy khi nghe. Tôi cũng chẳng nhớ chính xác từng câu từng chữ của vị giám mục chủ phong nhưng nghe đến những lời chỉ dạy của ngài tôi cảm thấy sợ :

- ... Con hãy tin điều con đọc, hãy nói điều con tin và hãy sống điều con tin !

- ... Con hãy nhận lễ vật này, hãy dâng lên Thiên Chúa và hãy rập khuôn đời mình theo mầu nhiệm Thánh giá Chúa !

Nghe ghê quá !

Một “bình sành lọ đất” (theo kiểu nói của thánh Phaolô) nay lại chứa đựng ơn thánh Chúa. Quả là là một điều có thể nói là bất thường nhưng với Thiên Chúa, Ngài lại hay biến cái bất thường ấy thành cái vô thường, cái phi thường nơi những phận người mỏng dòn và yếu đuối ấy.

Lời nhắn nhủ của Giám mục chủ phong trong ngày trao tác vụ ấy không chỉ nhắc nhở cho vị tiến chức mà hình như cũng nhắc nhở cho mỗi người Kitô hữu chúng ta vì lẽ mỗi người Kitô hữu chúng ta mang trong mình ba sứ vụ : ngôn sứ, tư tế và vương đế. Nói cách khác là mỗi người Kitô hữu cũng phải rập đời mình theo khuôn mẫu của Đức Kitô.

Mỗi một lần tham dự Thánh lễ trao sứ vụ phó tế, linh mục cũng là mỗi một lần chúng ta được vị chủ chăn nhắc nhớ sứ vụ của mỗi người chúng ta : hãy rập đời khuôn đời mình theo mầu nhiệm Thánh giá Chúa. Ước chi lời của vị chủ chăn đọng lại nơi mỗi người chúng ta để ngày mỗi ngày, chúng ta từng bước cố gắng rập khuôn đời mình theo Thánh giá Chúa vậy.

Biết rằng để sống, để vác, để rập đời mình theo Thánh giá Chúa không phải là chuyện dễ nhưng cũng chẳng phải là chuyện không thể làm được. Ta cứ cố gắng, cứ cố gắng ngày mỗi ngày thì sẽ được. Cộng thêm với ơn Chúa bằng lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta, hy vọng mỗi người chúng ta cũng sẽ trải nghiệm, sẽ sống và cũng sẽ thốt lên như Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côrintô : “Tôi không muốn biết chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu, mà là Đức Giêsu chịu đóng đinh”.

Vâng ! không biết chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu chịu đóng đinh đồng nghĩa rằng ta đã sống rập đời mình, quy chiếu đời mình vào mầu nhiệm Thánh giá Chúa.

LINH MỤC NGÀY NAY

(Bài viết này của Đức Cha John R. Quinn, trước đây Ngài từng là Tổng Giám Mục San Francisco, California, USA.) 

Từ khi bắt đầu làm Giám Mục, 32 năm trước đây, tôi đã có dịp gặp gỡ và làm việc với nhiều linh mục khắp nơi tại Hoa Kỳ. Tôi đã từng là Giám Mục một giáo phận miền quê, rồi Giám Mục một giáo phận ở thành thị. Tôi đã từng đi giúp tĩnh tâm cho các linh mục ở Miền Đông, Miền Tây và miền Trung Tây Hoa Kỳ. Tôi đã cùng làm việc với các linh mục trong các Uỷ Ban và trong Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ. Ở đây, tôi chỉ muốn trình bày hình ảnh linh mục của giai đoạn lịch sử này – Lúc này là vào tháng 7 năm 2002.

Cách đây vài năm, tôi có dịp đến giảng tĩnh tâm cho các linh mục tại một giáo phận và nhân lúc ăn trưa, nhiều linh mục đến nói chuyện với tôi về số linh mục giảm sút tại Hoa Kỳ, rồi hỏi tôi các Đức Giám Mục tại Hoa Kỳ đang làm gì để đối phó với sự giảm sút tăng nhanh đó. Tôi nói là đã có những cuộc bàn thảo về làm cách nào để cổ võ ơn gọi làm linh mục; tuy nhiên, theo như tôi biết, thì chưa có một kế hoạch thực sự nào có tính cách toàn quốc để đáp ứng với vấn đề này. Nghe tôi nói như thế, các linh mục đó tỏ ra thất vọng; tuy nhiên, có một linh mục nói với tôi: "như vậy thì thật đáng thất vọng cho anh em linh mục chúng con; nhưng chúng con vẫn quyết trung thành với sứ vụ linh mục để phục vụ Chúa và Dân Chúa!"


Thật sự, tinh thần trung thành phục vụ đó, tôi gặp thấy khắp nơi tại Hoa Kỳ. Các linh mục tại Hoa Kỳ đang âm thầm và trung tín thực thi sứ vụ linh mục của mình một cách tuyệt hảo với tất cả khả năng của mình. Nhiều linh mục đang sống một cuộc sống anh hùng. Họ sống thầm lặng không cần ai biết tới. Họ đặt nền tảng đời sống của họ vào lời cầu nguyện và niềm tin tưởng phó thác nơi Chúa. Họ luôn ấp ủ một niềm lắng lo sâu xa, tinh tuyền cho Dân Chúa. Hiệu quả của đời sống chiêm niệm và phục vụ của các anh em linh mục đó là họ có thể nhìn thấy Chúa Giêu trọn vẹn là đầu, là chi thể, là Thiên Chúa và Dân Chúa. Đời sống chiêm niệm không khép kín các linh mục đó nơi Chúa Kytô mà quên Dân Chúa. Các linh mục đó không chỉ nguyên lo cho đời sống thiêng liêng của mình, nhưng các ngài được nâng đỡ, được phong phú hóa và tìm thấy sức mạnh ngay khi sống cho giáo dân và sống giữa giáo dân. Họ gặp thấy Chúa Kytô ngay khi làm việc với giáo dân cũng như khi âm thầm cầu nguyện một mình. Họ thật sự đã sống sâu xa lý tưởng linh mục đã được ghi lại trong Phúc Âm Thánh Gioan, Chương X: "Người mục tử tốt lành là người mục tử dám hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên!"

Bất cứ ở đâu, kể cả khi tôi đi nghỉ hè với các linh mục, tôi cũng thấy họ bàn đến sinh hoạt giáo xứ của mình, về những dự án ích lợi hay không ích lợi cho giáo dân, những cảm nghĩ về các biến cố và chủ trương trong đời sống Giáo Hội. Nói cách khác, các linh mục đó là những người luôn tập trung tất cả nghị lực để phục vụ giáo dân và Giáo Hội Chúa. Chức linh mục của các linh mục đó không phải chỉ là một nghề hay một công việc, nhưng là cả một cuộc đời! (their priesthood is neither an avocation nor a job. It is their life!). Các linh mục đó làm tôi xúc động nhớ đến một lần khi một chính trị gia nổi tiếng toàn quốc đến nhà dùng cơm chiều với tôi. Từ khi ông đến cho đến khi về, ông chỉ nói về chính trị. Có thể nói chính trị là đồ ăn thức uống của ông. Cũng tương tự như vậy, tôi đã gặp nhiều linh mục luôn luôn lo lắng cho giáo dân. Các ngài là những chủ chăn mà đồ ăn thức uống là Giáo Hội, giáo xứ và giáo dân. Công việc mục vụ là trung tâm cuộc sống của họ.

Tôi biết có những linh mục vẫn giữ việc nguyện ngắm hàng ngày, vẫn đều đặn đi tĩnh tâm, đi "bàn việc linh hồn" và đi xưng tội. Tôi vẫn thường đi chung xe với những linh mục có treo tràng chuỗi trên xe hoặc để ở một dĩa nhỏ gần chỗ ngồi. Trên bàn ở phòng khách của nhiều linh mục vẫn để những cuốn Thánh Kinh, và trên giá sách vẫn để những cuốn sách chú giải Thánh Kinh, những sách đạo đức và những sách tra cứu để dọn bài giảng. Tuy nhiên, trong "cốp xe" của các linh mục đạo đức này, vẫn có cây đánh gôn, đồ đi trượt tuyết hoặc đi săn. Đó là các linh mục biềt sống đời sống nội tâm sâu xa, nhưng cũng biết dành thời giờ giải trí để giữ đời sống được quân bình. Đan cử như Đức John Henry Newman, dù đem hết tâm lực dấn thân vào đời sống mục vụ và viết sách, ngài cũng vẫn thích đi thăm sở thú. Thỉnh thoảng, kể cả khi ngài đã làm Hồng Y và khi tuổi đã lớn, ngài vẫn đi xe lửa lên London để thăm sở thú cả một ngày. Có khi Ngài làm cho Đức Hồng Y Henry Edward Manning cũng phải ngạc nhiên, khi thấy ngài đến thăm và ngủ lại đêm với ông bà mục sư Niên Trưởng Anh Giáo tại nhà thờ Thánh Phaolô (Luân Đôn).

Việc có những linh mục làm gương xấu vì bị tố là lạm dụng tính dục đã gây đau khổ cho các linh mục ngày nay. Tại California, những khủng hoảng về tài chánh và tính dục ở địa phận Santa Rosa đã làm chúng ta bận tâm rất nhiều. Không lâu trước đây, "Kansas City Star" có báo cáo là một số linh mục bị bệnh "Aids". Nhưng những nghiên cứu sau đó đã chứng tỏ là bản báo cáo và những cuộc điều tra của họ rất thiếu sót và thiếu xác thực. Tất nhiên, bên cạnh những điều tốt lành của các linh mục cũng vẫn có những gương xấu nơi một số linh mục đã không được huấn luyện thuần thục để có thể trưởng thành về tâm lý và tình cảm. Một số còn lại bị ảnh hưởng xấu lúc tuổi trẻ hoặc xuất thân từ những gia đình không được hòa thuận. Một số, nay đã lớn tuổi, bị như vậy cách trầm trọng, vì đã bị giáo dục một cách khép kín trong thời gian ở Chủng Viện vào thời trước công Đồng Vatican II.

Có những linh mục, cũng giống như nhiều nhân vật hoạt động cho quần chúng, thời xưa cũng như thời nay, thường không chịu tìm kiếm sự nâng đỡ và những trị liệu tâm lý, sợ rằng sẽ bị thiên hạ kết án, hoặc có thể nêu gương xấu. Họ nghĩ "nếu thiên hạ biết tôi phải đi bác sĩ tâm lý, chắc sẽ cho là tôi đang gặp vấn đề thác loạn tâm lý trầm trọng đáng tiếc." Một số khác sợ sẽ bị "tẩy chay" nếu phải đi chữa bệnh tâm lý. Vì thế, "vấn đề" của họ cứ âm ỉ và liên tục phát triển cho đến lúc "bùng nổ thảm hoạ". Ráng "kìm hãm" là một yếu tố gây thảm họa.

Vậy phải giải quyết các nan đề đó như thế nào?

Trước hết phải bỏ đi ảo tưởng là các bệnh họan đó ngày xưa không có và sẽ hết đi trong một tương lai gần. Thực sự những bệnh tâm lý đó vẫn luôn xảy ra. Bao lâu chúng ta còn mang bản tính con người, những "vấn đề" đó vẫn tồn tại và liên tục xảy ra. Điều đó trước đây người ta đã hiểu không đúng.

Bây giờ người ta hay phiền trách các Đức Giám Mục là đã không biết cách giải quyết đúng vấn đề gây ra do bệnh "mê trẻ em (pedophilia) hay "bệnh mê thiếu niên" (ephebophilia). Mà làm sao các vị Giám Mục biết được, trong khi chính các nhà chuyên môn tâm lý cũng không biết, hay biết rất ít về các bệnh tâm lý này. Hồi xưa không có vấn đề khảo sát về bệnh "mê trẻ em" mãi cho đến cách đây chừng 15 năm. Một bác sĩ tâm thần nói với tôi là trong thời gian học tập lâu dài, ông chỉ được nghe thuyết trình vào khoảng 2 giờ đồng hồ về "bệnh mê trẻ em" (Pedophilia). 

Thường thì các phương tiện truyền thông thích khai thác vấn đề tu sĩ lạm dụng tính dục. Điều này càng làm cho các linh mục thêm đau buồn. Khi một linh mục ở San Francisco bị nêu tên liên tục trên báo chí về tội xâm phạm tính dục, một viên chức cảnh sát đến nói với tôi rằng trong năm đó ông phải xử lý 1,100 vụ lạm dụng tính dục trẻ em của đủ thứ người khác nhau, nhưng trong đó chỉ có một linh mục, thế mà dân chúng lại chỉ biết đến trường hợp của linh mục đó thôi.

Những nghiên cứu và thực tế cho thấy: Hầu hết các linh mục yêu mến công việc mục vụ của mình, biết đặt trọng tâm đời sống trên nền tảng đức tin. Đa số biết cảm nhận được niềm vui sâu xa, thầm lặng qua việc cử hành Thánh Lễ.

Đứng trước những thử thách hiện nay, các linh mục đó biết tìm ra đường hướng giải quyết các vấn đề nghiêm trọng có thể gây phiền muộn và nản lòng. Hơn nữa, các linh mục đó luôn cảm nhận được sự nâng đỡ và yêu thương của giáo dân. Nhờ thế, các ngài cảm thấy không bị cô đơn trong cuộc sống.

Vậy, viễn tượng không phải là đen tối đâu! 


Tôi tin rằng lúc này là thời gian tốt nhất trong lịch sử của Giáo Hội để sống đời linh mục; vì lúc này là lúc chỉ có một lý do duy nhất để đi tu làm linh mục hay tiếp tục đời linh mục, đó là chỉ để sống với Chúa Kytô và sống vì Chúa Kytô chứ không phải vì để được lợi ích vật chất hay để được ca tụng, kính nể hay để có địa vị hay tiền của hoặc các lợi ích trần gian khác. Những điều trên đây hoặc chẳng còn hoặc rồi cũng mau chóng hết đi. Linh mục ngày nay bó buộc phải chọn lựa hoặc tự hiến toàn thân cho Chúa Kytô, một Chúa Kytô chân thực, là Đấng đã sống nghèo, nghèo đến độ bị người đời coi khinh, chối bỏ và đánh giá sai lạc. Đó là một Chúa Kytô chân thực của Tin Mừng. Nếu không sống như vậy, linh mục sẽ như nhóm người lầm lạc thời Chúa Kytô, chỉ muốn sống theo thói thường, sống theo thế gian, lúc nào cũng muốn thịnh đạt.

Một linh mục lấy Chúa Kytô làm trọng tâm đời sống và tình yêu của mình, là một linh mục có thể đem lại cho Giáo Hội và Thế giới điều mà thời nay mong đợi, đó là Niềm Hy Vọng. Giáo Hội cần những người đi rao giảng. Đúng! Nhưng, hơn bao giờ hết, lúc này Giáo Hội cần những chứng nhân đem lại Niềm Hy Vọng.

(Bản dịch từ bài báo "The Strenghts of Priests Today" của Đức Tổng Giám Mục John R. Quinn, đăng trong Tuần Báo America, July 1-8, 2002 – Bản dịch do Linh Mục Anphong Trần Đức Phương).

Lời nguyện của một linh mục chiều Chúa nhật



Lạy Chúa, chiều nay, con chỉ có một mình … những tiếng động trong nhà thờ lần lần tắt im … những người đi dự chầu đã về hết.

Và con, con trở về nhà xứ,

Một mình …

Con gặp những người đi dạo chơi về …

Con đi qua những rạp hát chật ních người vào ra …

Con thả bước dài theo các quán cà-phê đầy những người có vẻ buồn chán đang gượng gạo kéo dài cuộc vui ngày Chúa nhật …

Con gặp thấy nhiều trẻ con đang chơi trên các vỉa hè. Những trẻ con, lạy Chúa, nhưng là những trẻ con của người ta, chớ không bao giờ phải là của con …

Này con đây, lạy Chúa, con chỉ có một mình …

Sự yên lặng làm con khó thở,

Sự cô quạnh đè nặng trên con …

Lạy Chúa, nay con được 34 tuổi,

Con có một thân thể như những người khác,

Với những bàn tay gân guốc để làm việc,

Với một quả tim được dành để yêu đương,

Nhưng con đã phó dâng cho Chúa hết …

Thật ra Chúa đang cần những cái đó.

Con đã phó dâng cả cho Chúa rồi, nhưng lạy Chúa, dâng vậy thật là đau khổ …

Thật đau khổ khi con phải dâng thân xác cho Chúa, bởi vì thân xác đó nó muốn tự hiến cho một người khác.

Thật đau khổ khi phải yêu tất cả mọi người mà không được giữ riêng lại một người nào.

Thật đau khổ khi con bắt lấy một bàn tay mà con không được muốn giữ luôn …

Thật đau khổ khi con gây được một mối tình mà rồi phải trao mối tình đó lại cho Chúa …

Thật đau khổ khi con không được sống cho mình một chút nào mà phải hoàn toàn sống cho kẻ khác.

Thật đau khổ khi con phải sống như kẻ khác, giữa kẻ khác, mà con không phải là người như họ …

Thật đau khổ khi con phải đi tới với kẻ khác, mà không hề có một ai sẽ tới với con.

Thật đau khổ để biết tội lỗi kẻ khác trong khi con không được từ chối việc tiếp đón và nâng đỡ họ.

Thật đau khổ khi con nhận biết những sự kín của người ta mà không được tiết lộ cho ai …

Thật đau khổ khi thấy cả đời con phải lôi kéo kẻ khác mà không khi nào được ai thúc đẩy con dù trong chốc lát …

Thật đau khổ khi con phải luôn luôn ra tay nâng đỡ những người yếu đuối mà con thì không bao giờ nương dựa được vào một người mạnh …


Này con đây, lạy Chúa !

Này thân xác con

Này trái tim con

Này linh hồn con …

Xin cho con được cao thượng đủ để vượt lên khỏi thế gian.

Xin cho con được mạnh mẽ đủ để nâng đỡ thế gian.

Xin cho con trong sạch đủ để ôm ấp thế gian mà không hề muốn giữ lại nó cho con.

Xin cho con được nên như một môi trường gặp gỡ, nhưng là một môi trường tạm thời ; cho con nên như con đường không cùng lối, hướng dẫn đi tới Chúa.

* * *

Lạy Chúa, chiều nay trong khi mọi sự đều yên lặng và trong khi trái tim con cảm thấy đau đớn vì cô quạnh.

Trong khi mọi người đang giày vò hồn con và con cảm thấy bất lực để làm cho họ được thoả mãn.

Trong khi bao nhiêu khốn nạn và tội lỗi của thế gian là cả một sức nặng đang đè trên vai con.

Thì con xin nói lại với Chúa là con sẵn sàng hy sinh luôn ; không phải nói với một giọng cười diễu nhưng nói một cách chậm rãi, suy nghĩ và khiêm nhường.

Lạy Chúa, này con đang một mình trước mặt Chúa, trong sự yên lặng của buổi chiều nay.

Theo mãi một Người

Đức Giêsu vừa lên đường thì có một người chạy đến quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?" Đức Giêsu đáp: "Sao anh nói tôi là nhân lành ? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. Hẳn anh biết các giới răn: chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp. chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ". Anh ta nói: "Thưa Thầy, tất cả những điều đó tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ". Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: "Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi". Anh ta sa sầm nét mặt vì lời đó, và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. (Mc 10,17-22)

Thuở xưa, khi Thiên Chúa chọn ai làm việc cho Chúa thì Người nói chuyện với họ cách rõ ràng lắm, như trường hợp của ông Abraham, của Môsê, của ngôn sứ Isaia ... Chúa chọn thánh Giuse thì Người toàn nói chuyện qua giấc chiêm bao, Tin Mừng thời thơ ấu của thánh Mátthêu có 48 câu thì mơ hết 4 lần, trung bình cứ 12 câu mơ một lần. Phải chi bây giờ Chúa muốn chọn ai thì Người cũng tỏ mình ra cụ thể như thế thì đỡ biết mấy, mình khỏi phải giải đáp câu hỏi rất thường hay gặp: cha thấy con có ơn gọi không cha ? Ơn gọi của cha, cha còn không thấy làm sao thấy được ơn gọi của con ! Ngày xưa Chúa ở xa người ta quá, muốn gọi ai thì Người bay đến gặp, như thiên thần Gabriel đến gặp Đức Mẹ vậy. Bây giờ thì Chúa đã phục sinh, chẳng còn tường lũy, không gian hay thời gian, hữu hình hay vô hình nào ngăn cách nổi, nên Chúa ở quá gần, ngay trong tâm lòng người ta, cho nên bây giờ người ta chỉ nghe tiếng gọi, nhè nhẹ và mơ hồ từ trong chính mình: "Hãy theo Ta". Ai lắng tai thì nghe. Lắng trong cầu nguyện sẽ nghe, còn nếu Chúa không chịu nói tức là gật đầu, cứ thế mà theo, đúng sai bây giờ không phải tại con mà tại Chúa !

Chúa gọi: "Hãy theo Ta", không phải đi theo thập giới cũng chẳng đi theo luật dòng, nhưng đi theo một con người có thể thọc tay vào cạnh sườn được. Đi tu là theo sát Chúa Kitô, sát chứ không phải cách xa vài chục mét. Mình vốn yếu đuối, theo sát có tai nạn gì may ra Chúa còn cứu kịp, xa quá lỡ khi có chuyện Chúa có “bay tới” cũng chậm mất rồi.

Có một sự thật hơi bị đau lòng, ấy là có nhiều người giữ đạo đồng nghĩa với giữ 10 điều răn Đức Chúa Trời và 6 luật điều Hội Thánh. Người ta bị các giới răn luật lệ ràng buộc hơn là ánh mắt Thiên chúa nhìn mình mà đem lòng yêu mến. Người ta quên mất, đi đạo là đi theo một con người. Ra giải tội ngoài Bắc, mình gặp thấy những kiểu xưng tội luật ơi là luật. Thưa cha, điều răn thứ nhất con không phạm, điều răn thứ hai con kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ 10 lần, điều răn thứ ba con không phạm, điều răn thứ tư con có cãi lại mẹ con ... Để ý mà xem, có nhiều người dân tuân thủ luật lệ rất đàng hoàng nhưng không hề biết ai là chủ tịch nước ! Mình đi tu phải theo sát Chúa hơn người sống ngoài đời, Chúa muốn mình phải vậy mà người ta cũng đòi mình phải vậy. Ánh mắt nhân ái khoan dung kia còn hơn cả giới luật. Khi mình chưa bước theo thì ánh mắt ấy đã theo mình tự lúc nào rồi. Chúa nói với Nathanael mà như nói với mình: "Lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi". Thánh Phêrô đã gặp ánh mắt ấy sau khi chối Thầy 3 lần và ông òa khóc nức nở. Lòng của người môn đệ khi ấy mới chạm đến lòng Thầy, để rồi ông sẽ nói lên: Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy. Đó là mối liên hệ riêng biệt một Thầy một trò không ai có thể có được, không có mẫu số chung. Trong nhà dòng mình cũng có mấy cha được yết kiến Đức Giáo Hòang. Thật hãnh diện và hạnh phúc. Kinh nghiệm đích thân ấy ăn đứt mấy cái tông thư tông huấn bác học.

Người thanh niên đến gặp Đức Giêsu đã giữ các giới răn từ thuở bé nhưng vẫn thiếu một điều: phải "giữ" ông Thầy này, phải "giữ" cái người làm ra luật đây này. Nếu đem cái câu "nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" mà áp dụng ở đây thì có thể nói "nhất Sư viết hữu, thập giới viết vô" nghĩa là nếu có Thầy thì kể là có, còn có cả mười giới răn mà không có Thầy thì vẫn kể là không. Thật vậy, Chúa Giêsu bảo bán hết cả đi mà, chỉ cần duy nhất một điều thôi: hãy theo Ta. Tin Mừng nói Đức Giêsu nhìn chàng thanh niên mà đem lòng yêu mến. Ngài lấy lòng yêu mến mà kêu gọi anh ta trở nên môn đệ Ngài. Gác hết mọi thứ qua một bên đi, không những của cải mà cả cái tự hào giữ các giới răn từ thuở bé nữa. Ở đây chỉ có Thầy, trò và một mối dây yêu thương mà thôi.

Kết thúc Tin Mừng theo thánh Mátthêu, Chúa Giêsu nói gì ? Hãy đi thâu nạp môn đệ, rửa tội cho họ, dạy cho họ Lời Chúa ... Cái trước hết là thâu nạp môn đệ, nghĩa là xây dựng cái tình thầy trò, cái nhìn nhau mà đem lòng yêu mến. Đâu có phải người ta đói, đem một bao gạo tới rồi đè đầu người ta xuống rửa tội rồi bảo họ là môn đệ Chúa Kitô. Đâu có phải là vô lớp dạy ráo riết dăm bữa nửa tháng như dạy toán lý hóa sinh. rồi trả bài, rồi rửa tội, rồi bảo rằng đó là môn đệ Chúa Kitô. Vì vậy, dạy giáo lý dự tòng quan trọng nhất vẫn là tạo cho được cái quan hệ Thầy trò yêu thương đó, chứ không phải là nhồi nhét một mớ lý thuyết kinh kệ.

Người sống ngoài đời còn cần có quan hệ thiết thân với Chúa Giêsu huống nữa là mình. Lắm khi mình chạy đầu nọ đầu kia tối tăm mặt mũi cả ngày, bỏ vắng nhà nguyện. Ừ thì mình cũng có thể bao che rằng mình làm việc cho Chúa chứ đâu có làm gì khác đâu, có thể nhớ tới Chúa trong công việc, vừa làm vừa cầu nguyện ... nhưng hình như đó chỉ là lấp liếm không thật ... Công việc nó quay mình như chong chóng cả ngày, về tới nhà mệt phờ ra, kinh kệ qua loa chiếu lệ. Rồi một hôm bỗng thấy mình làm việc như một công chức, không phải của nhà nước mà của nhà dòng. Hình như những công việc mình làm giáo dân họ cũng có thể làm được, mà có khi làm hay hơn. Mình là kỹ sư, là nhà hoạt động xã hội, giáo sư, y sĩ, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, giáo sĩ, lung tung sĩ ... mà quên làm tu sĩ, quên theo sát Chúa Kitô.

Các gia đình ở ngoài đời cũng thường rơi vào hoàn cảnh như mình. Mới yêu nhau thì thân mật lắm, cưới nhau là bước vào thời trăng mật, mật nào cũng ngọt như đường cát mát như đường phèn. Chẳng được bao lâu, cả hai đều phải lè lưỡi kiếm ăn, thân mật với trăng mật đội nón ra đi, giờ chỉ còn lại dập mật. Làm việc là xây dựng gia đình mà. Cả hai ông bà thường xuyên cơm hàng cháo chợ, chẳng còn thời gian dành cho nhau nữa. Tình yêu dần dần ra nhạt, ông bà quên mất cái gốc do đâu mà có gia đình mình. Nhớ sao cái thuở ban đầu hạnh phúc, có nhau là ưu tiên 1. Gốc gác đời tu mình cũng thế thôi, mình với Chúa có nhau là ưu tiên một, nếu mối tương quan ấy nằm đúng ở vị trí số một tức là đi tu.

Có bà cụ bảo cháu thế này: đi tu đi cháu, bảo đảm nước thiên đàng, sống ở ngoài cheo leo lắm. Đi tu là tìm cõi sống thanh nhàn đời đời kiếp kiếp chẳng cùng Amen ư ? Vậy là đối với bà cụ, đi tu là để cho mình sướng, cho dù là sung sướng thiêng liêng đi nữa. Vậy thì đi tu là đi tìm mình, tìm thoải mái cho mình, Chúa có kí lô gam nào đâu. Thánh Gioan khi viết Tin Mừng đã để cho Chúa nói câu đầu tiên thế này: "Các ngươi tìm gì ?" Tìm Chúa hay tìm chốn thanh nhàn ... Người thanh niên gặp Chúa cũng muốn tìm chốn thanh nhàn làm gia nghiệp. Anh ta chỉ mong tìm mình và không muốn bán cái gì của mình hết. Chúa thì ngược lại, Ngài chỉ muốn anh ta có duy nhất một mình Ngài làm gia nghiệp. Anh muốn có sự sống đời đời làm gia nghiệp ư, quăng luôn cái sự sống đời đời của anh đi, Ta là thiên đàng đây này, Hãy theo Ta !

Mình tìm Chúa hay công việc của Chúa ? Mình nhớ ngày khấn trọn đời mình đã chọn một câu của thánh Phaolô làm kim chỉ nam cho đời mình. Có một thời gian đã trôi qua từ ngày ấy, có niềm vui thành công, có nỗi buồn thất bại trong việc tông đồ, có vết thương vì đã không giữ tròn lời khấn, có niềm vui ngây ngất khi cảm nghiệm Chúa ở cùng, bây giờ có lẽ mình phải thêm vào chút ít: Tôi coi tất cả là thiệt thòi, kể cả công việc của Chúa, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Chúa của tôi. Vì Ngài, tôi đành mất hết, kể cả công việc của Chúa, và tôi coi tất cả là rác rến, kể cả công việc của Chúa, để được có Đức Kitô, và được thuộc về Người. Cả cuộc đời thánh Phaolô trước và sau khi ngã ngựa đều là "đuổi theo để mà chiếm đoạt", đều là hung hăng làm sao bắt cho được Chúa. Trước thì ông muốn Chúa biến mất trên cõi đời này, sau thì ông ra công tìm cho bằng được. Tất cả chỉ vì một cái chụp bắt.

Mình cũng bị túm lấy rồi, nhưng lề mề chậm chạp, có ráo riết truy tìm Chúa đâu !

Sao anh em lại ngủ?


Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền, Người liền nói với các ông: "Sao anh em lại ngủ ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ (Lc 22,45-46)

Đạo Chúa ở ngoài Bắc mang màu sắc lễ hội. Chầu lượt là ngày lễ lớn nhất trong năm của một xứ đạo. Tín hữu ở các xứ lân cận cũng kéo nhau về mừng lễ, có khi họ đến trước hai ba ngày, nhất là các chàng trai cô gái vì cưới vợ lấy chồng mà phải qua xứ khác. Thường thì lễ lạc khởi động vào thứ năm rồi lai rai đến Chúa nhật. Đêm thứ bảy kiệu Mình Thánh Chúa đi quanh làng. Trong năm còn nhiều ngày lễ nữa, rất dễ dàng biến thành "hội" như lễ quan thầy giáo xứ, thứ năm thứ sáu tuần thánh, Lễ Giáng Sinh ... Đã làm nhà thờ là phải có đường kiệu. Kiệu thì phải có trống trắc. Xứ nào khá giả thì có kèn tây. Người ta kháo nhau xứ này làm đẹp làm to hơn xứ nọ. Tôi thấy có người cho như thế là bề ngoài. Lúc đầu tôi cũng nghĩ như vậy thật, nhưng sau này, khi đã nhiễm cái bầu khí đánh trống thổi kèn tôi lại thấy hay. Ừ thì ta cứ lợi dụng cái bên ngoài rầm rộ để dẫn vào chiều sâu đạo giáo. Giáo dân ta đại đa số là dân nghèo bình dị, cần tình cảm. Họ đâu có phải là trí thức triết gia chỉ trông thấy cái vô hình trừu tượng. Họ không sống trên mây trên gió. Họ là những người đi chân không trên mặt đất này, được giáo dục bằng lòng tốt nhiều hơn là lời nói, bằng thái độ cư xử dễ thương hơn là lý luận tinh vi.


Sáng sớm tinh mơ, chuông đánh là cả xứ đạo đã ồn ào cả lên rồi. Cha mẹ ông bà thúc con cái dậy đi lễ, không có lễ thì đọc kinh. Ngày nào cũng ba giờ kinh sáng trưa tối. Con nít vào nhà thờ chỉ gật lên gật xuống cũng phải đi. Tất cả đã thành nếp, nhất là trong các họ đạo nhà quê sống tương đối khép kín với bên ngoài. Việc học giáo lý rầm rộ vào mùa hè, có thi cấp xứ, cấp hạt, cấp giáo phận. Có cả lớp bồi dưỡng gà nòi để thi đấu và cũng có đủ tình trạng phao phiếc, gian lận như thi cử ngoài đời ... Đa phần chỉ chú trọng nhồi nhét kiến thức, thiếu chiều sâu, nghiêng về một Thiên Chúa công thẳng lạnh lùng.

Qua cái lò đào tạo như thế, đại đa số các xứ đạo miền Bắc là những tập thể mạnh, nhưng tách cá nhân ra khỏi xứ đạo thì chưa chắc. Có một số vào Nam làm việc rồi đâm ra hư hỏng. Tình trạng trầm trọng đến độ có cha xứ cấm không cho con chiên vào Nam kiếm sống nữa, hoặc làm gì thì làm, đến mùa hè phải về học giáo lý, bằng không thì "quên đi" chuyện lấy vợ lấy chồng ! Mình cho rằng miền Nam mang tiếng oan, cần gì phải vào Nam, cũng chẳng cần phải ra tới Hà Nội, từ quê ra tỉnh thôi cũng đã thay đổi rồi. Mình gặp một số sinh viên từ miền quê ra Hà Nội học hành, hư cũng có mà chưa đến nỗi hư cũng có. Họ tìm đến mình khi cảm thấy như đã đánh mất niềm tin, cái niềm tin tưởng chừng có thể dời non lấp biển khi còn ở quê nhà. Họ vào một môi trường mới. Sáng ra không có ai kêu dậy đọc kinh xem lễ. Bạn bè toàn là dân ngoại. Thầy giáo thì bảo không có Chúa. Đương nhiên không phải ai cũng bị khủng hoảng lòng tin, nhưng qua giải tội mình thấy có kha khá sinh viên nam cũng như nữ lắm khi chỉ bận rộn chút thôi là có thể bỏ lễ Chúa nhật được rồi.

Thành phố đầy cạm bẫy. Chính các sinh viên nữ người Hà nội nói với mình rằng: chúng con có gia đình tại thành phố, nên bị cha mẹ cấm không cho đi chơi khuya. Còn các bạn ở quê chẳng có ai kiểm soát cả, thích đi đâu thì đi, muốn mấy giờ về thì về. Mình thấy rằng có ra khỏi lũy tre làng mới biết mối dây ràng buộc giữa một bạn trẻ với Chúa có chắc hay không. Mà sợi dây này chỉ được đan dệt bằng cầu nguyện. Nếu những lễ lạc rước xách kinh kệ ở làng quê chỉ là gượng ép chiếu lệ ham vui đối với một bạn trẻ thì ra thành phố có nghĩa là tháo cũi xổ lồng. Thường thì bạn ấy không còn cầu nguyện riêng tư nữa. Xưa nay nếu thích ai thì mình hay trò chuyện với người đó. Nhờ trò chuyện mà hiểu nhau, nên thân thiết và tin nhau. Thế mà không cầu nguyện thì làm sao mà tin mà yêu Chúa được. Không cầu nguyện thì cầm chắc là sẽ thấy khô khan và lòng tin sa sút.

Trong cả một lịch sử dài của dân Chúa, họ biết đến một Thiên Chúa mạnh mẽ kinh khiếp uy hùng, nhưng chứng nào vẫn tật nấy. Hình như biện pháp trừng phạt răn đe không mấy hiệu quả. Luật khắc trên đá như vậy chỉ áp dụng cho dân trước công nguyên, mà hiệu quả không được như ý lắm (giống như luật giao thông bây giờ, hay giống như cấm những người nghiện hút không được chơi heroin), Sau công nguyên thì luật phải được khắc trong tim. Răn đe vẫn còn đấy nhưng dành cho các tín hữu chưa trưởng thành. Lớn lên rồi thì chỉ có lòng yêu thương mới ràng buộc được người ta với Chúa. Vì muốn tạo mối dây yêu thương ấy mà Chúa Giêsu mới xuống thế làm người. Chỉ có dây yêu thương mới giữ nổi người ta lại với Chúa giữa thác lũ thế gian lôi cuốn. Mà không cầu nguyện, không trò chuyện với nhau thì làm gì có yêu thương.

Nếu đời tu của mình là theo "sát" Chúa Kitô thì cầu nguyện là lúc mình nhảy vào "ở trong" Ngài, là lúc tay mình thọc vào cạnh sườn đụng tới trái tim cho nó chảy ra dòng máu cứu độ. Nếu đời phục vụ của mình theo mẫu là Đức Kitô thì cầu nguyện là lúc mình đem so sánh xem bản copy với mẫu khác nhau chỗ nào. Nếu phục vụ phải có tiền, có sức khỏe, có trí thông minh thì cầu nguyện là lúc mình ở trong kho nhiên liệu, tha hồ đổ cho đầy mà chạy máy. Ngày xưa, Chúa Giêsu nói với các môn đệ ngài: "Cho đến rày, các con không xin gì nhân danh Thầy". Câu nói này có nghĩa là từ trước đến giờ các môn đệ khi cầu nguyện, xin xỏ điều này điều kia đều đứng "ở ngoài" Chúa Giêsu. Đứng ở ngoài là lẽ đương nhiên, vì các môn đệ có xẻ thịt Chúa Giêsu mà chui vào trong được đâu. Nhưng khi Chúa Giêsu phục sinh rồi thì khác. Không còn tường vách nào ngăn được Ngài, và ngược lại, ngay chính thân thể Ngài bây giờ là cái phòng ai chui vào cũng được. Ngài ở trong cả ngàn người rước lễ nhưng ai cũng có đầy đủ một Chúa Giêsu sống động trong mình chứ không phải chỉ có một miếng thịt. Và khi cầu nguyện ta có thể chui vào ngồi đâu đó trong 4 ngăn của trái tim Chúa ! Sau phục sinh mới có thể cầu nguyện "ở trong" Chúa Giêsu hay là "nhân danh" Chúa Giêsu như vậy được.

Nói đến cầu nguyện ở trong Chúa Giêsu mình lại nhớ nhà thờ, vì mọi người thường cầu nguyện ở trong nhà thờ. Trước Thượng hội đồng Dothái, Chúa Giêsu nói: "Phá đền thờ này đi, 3 ngày Ta sẽ dựng lại". Khi Chúa Giêsu nói như vậy, ta hiểu đền thờ là thân thể Chúa hay đền thờ làm bằng gạch đá cũng được. Cả hai đều đã bị phá hủy, cả hai đều đã lỗi thời. Nhà thờ mới đã được "dựng lại" chính là Đấng Phục Sinh, và bây giờ phải cầu nguyện trong đó mới là hợp thời, mới là chính đáng. Tác giả sách Khải Huyền viết: "Tôi không thấy có đền thờ, bởi vì đền thờ bây giờ là chính Chúa, Thiên Chúa toàn năng và Chiên Con, cũng không cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng vì ánh sáng của nó bây giờ là vinh quang Thiên Chúa" (Kh 21,12). Mình còn nhớ câu chuyện ông Giacóp chiêm bao. Trên đường đi lẫn tránh Êsau, trong một giấc ngủ, Giacóp nằm mơ thấy một cái thang, chân thang dựng dưới đất nhưng đầu thang lại chạm tới trời, các thiên thần thì lên lên xuống xuống. Đức Chúa đứng ở đầu thang trên trời. Tỉnh giấc, Giacóp kinh hoàng nói: "Đây là nhà của Thiên Chúa, là cửa Trời". Ông đã dựng trụ đá làm dấu và đặt tên nơi ấy là "Bết Ên" nghĩa là Nhà Thiên Chúa. Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu xác nhận chính Ngài là Bết Ên : "Quả thật. quả thật, Ta bảo các ngươi, các ngươi sẽ thấy Trời mở ra và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người" (Ga 1,51).


Thuở xưa, vào ngày khánh thành đền thờ Giêrusalem, vua Salomon đã dâng một lời cầu nguyện tuyệt vời, lời cầu nguyện mà mỗi lần đọc nó mình đều cảm động, vì nó phải là lời cầu nguyện của mình là một tư tế van xin cho dân mình: "Xin nghe lời nài van của tôi tớ Ngài và của Israel dân Ngài dâng lên ở nơi đây ... Khi dân Ngài bị quân thù đánh bại, nếu họ cầu khẩn trong đền thờ này, thì từ trời xin Ngài lắng nghe ...Khi trong xứ có nạn đói, khi dịch bệnh, khi có thành nào đó của chúng con bị quân thù vây hãm, khi chỉ có một người hay cả toàn thể dân tộc chúng con giơ tay hướng về đền thờ này, xin Ngài đoái thương ... Ngay cả với ngoại kiều không thuộc về dân Ngài, nếu nó đến cầu nguyện trong đền thờ này, xin Ngài lắng nghe và thực hiện mọi điều kẻ ngoại kiều ấy kêu xin, để mọi dân trên mặt đất nhận biết Danh Ngài ... Khi dân Ngài xuất trận, họ giơ tay hướng về đây cầu nguyện, xin thương nhậm lời ... Khi dân Chúa xúc phạm đến Ngài, vì thật không người nào mà không phạm tội, khiến Ngài thịnh nộ trao họ vào tay thù địch. Khi kẻ chiến thắng đày dân Ngài biệt xứ, trên đất lưu đày họ giơ tay hướng về đền thờ xây kính Danh Ngài đây mà van xin thì xin Ngài thương xót, vì họ là dân, là gia nghiệp mà Ngài đã đưa ra khỏi lò nung sắt Aicập ..." Lời cầu nguyện xa xưa này của vua Salomon đã được Thiên Chúa nhậm lời, nhưng không phải là nhậm lời cho cái đền thờ của ông xây, Thiên Chúa đã bình địa nó rồi. Phải là đền thờ do chính tay Thiên Chúa xây mới được. Chúa Giêsu là đền thờ mới, là Đền Thờ mà nơi đó Thiên Chúa chuẩn y lời cầu nguyện hay tuyệt của nhà vua. Vì thế, Chúa Giêsu mới bảo rằng: "Chúa Cha sẽ ban cho chúng con mọi điều chúng con xin nhân danh Thầy" (Ga 15,20) nghĩa là Chúa Cha sẽ ban cho chúng con mọi điều chúng con xin khi chúng con "ở trong" Thầy, ở trong Đền Thờ mới. Vì thế, lời cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsu chắc chắn được chấp nhận. Có thể Thiên Chúa sẽ ban cho mình cái tốt hơn cái mình xin, vì Thiên Chúa yêu mình thật. "Ở trong" tức là nên một với Chúa Giêsu thì hẳn là Chúa Cha phải đồng ý, vì nếu không thì Cha và Con không còn phải là một.

Biết rồi ! Nhưng bây giờ làm sao mình có thể chui vào thân mình Chúa Giêsu để cầu nguyện được ? Mình thắc mắc sao giống ông Nicôđêmô quá. Được chứ, Chúa Thánh Thần sẽ làm giúp mình chuyện đó. Người đã thành công đưa Chúa Giêsu vào đặt trong dạ Đức Mẹ kia mà. Ngôi Hai Thiên Chúa vĩ đại cả vũ trụ này không chứa nổi mà Chúa Thánh Thần còn đặt trong bụng Đức Mẹ được, cái bụng mà 9 tháng 10 ngày chỉ mới bằng cái nồi cơm điện chứ mấy. Không có gì Chúa Thánh Thần không làm được. Vậy Chúa Thánh Thần chính là Đấng đưa mình vào cầu nguyện thật. Thánh Phaolô là chuyên gia nhờ vả Chúa Thánh Thần làm chuyện này cho nên ngài đã chia sẻ kinh nghiệm: "Thần Khí đỡ đần tình cảnh yếu hèn của ta. Vì cầu xin thế nào cho phải ta nào có biết. Song chính Thần Khí chuyển cầu cho ta bằng những tiếng rên khôn tả" (Rm 8,26).

Cầu nguyện thì ai mà chẳng cầu. Vô thần ở đâu chứ vô thần Việt Nam mùng một ngày rằm vẫn khói hương nghi ngút. Dòng mình là dòng đi chơi với dân nghèo, vì thế đã có lúc mình để ý xem họ cầu nguyện thế nào để bắt chước. Mình hay đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Hà Nội, nơi tập trung đầy dân nghèo đến hành hương vào thứ bảy đầu tháng. Họ là dân quê có khi ở thật xa Hà Nội, họ là các anh xe ôm, các chị đi mua ve chai sắt vụn mà ở miền Bắc gọi là các chị đồng nát, họ là sinh viên từ miền quê ra trọ học ... Có lẽ 90% đến đây là để xin ơn, 10% còn lại đến để tạ ơn và xin tiếp ! Ca tụng, ngợi khen thật là điều phải làm đấy nhưng hình như người nghèo không quan tâm lắm. Chúa vốn là Đấng khiêm nhường cho nên nếu ca tụng vô tội vạ, lộ liễu như thế e có vẻ "bợ đỡ" quá chăng ? Hình như cái chuyện Chúa là Đấng cao vời khôn ví, có toàn quyền sinh sát trong tay, còn họ là hạng muỗi mòng bọ chét là cái chuyện đương nhiên, cả con người, cả cuộc sống của họ đã nói lên rồi, khỏi cần phải bàn tới nữa. Có lẽ họ khổ quá nên cái thúc bách sát sườn là xin, và xin một cách "sống sượng" không cần nhập đề kết luận gì ráo. Họ xin mà không cần biết có lý hay không có lý, không cần biết Chúa có đủ "tiền" cho hay không, và cũng bất biết đến chuyện Chúa cho mình thì người khác coi như tiêu tùng. Mình cũng học được vài chiêu cầu nguyện "Trời ơi" đó, bây giờ đã đạt đến mức chỉ có đọc kinh phụng vụ mới mở miệng ca tụng Chúa, còn cầu nguyện riêng thì chỉ có xin và xin, có khi vừa bước chân vào nhà nguyện là xin mà chưa kịp làm dấu. Chẳng biết như thế thì Chúa ưng hay không ưng cái bụng.

Các cha giáo vẫn dạy mình khi giúp đỡ người nghèo thì đừng có ra oai, khi chăm sóc họ thì đừng như bà lớn. Mình nghĩ rằng khi cầu nguyện cho họ mình cũng đừng như ông lớn. Không phải là cầu nguyện cho nhưng là cầu nguyện với. Lời cầu nguyện của một giáo hoàng không chắc có giá trị trước mặt Chúa bằng lời cầu nguyện của một kẻ tội lỗi, vì khi giáo hoàng cầu nguyện thì thiên đàng im re, còn kẻ tội lỗi cầu nguyện thì ran lên cả triều thần thánh. Nhưng nếu giáo hoàng cùng cầu nguyện với người tội lỗi thì gây ra sự cộng hưởng làm rung rinh chín cõi thiên đàng. Ai đọc những hàng này chắc bảo mình ba sạo. Ừ thì nói phét cũng được, nhưng xin hãy nhìn Chúa Giê-su đi, Thiên Chúa đã làm cho Con Một mình thành một tội nhân không ai có thể nặng tội hơn được, vì tội cả trần gian này chất vào đó. Như vậy rõ ràng là có một Ngôi Hai đứng trên nóc nhà trời nhập chung với một tội nhân nằm dưới đáy vực sâu thăm thẳm, cả hai cùng dâng lên lời cầu nguyện thì phát sinh Hồng Ân Cứu Độ. Ơn cứu độ ấy làm rung rinh 999 cõi thiên đàng !

Có nhiều người nghĩ rằng Thiên Chúa yêu thương, Thiên Chúa biết hết, cần gì phải cầu xin, mọi sự Chúa sẽ lo liệu tất, ta chỉ cần tạ ơn, ca tụng, ngợi khen là đủ. Mình nghĩ chắc họ đang sống ở thiên đàng, vì chỉ có ở thiên đàng mới suốt ngày đêm ca tụng tạ ơn Chúa. Thôi hãy để họ sống trên mây, còn mình thì đang "ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương", đang bơi lè lưỡi trong cái bể khổ này. Chúa Giêsu có kể chuyện ông thẩm phán ác ôn và bà góa dai như giẻ rách. Nhìn thấy những người nghèo cầu nguyện mà không thấy hồi âm, mình không dám bảo Chúa là ông thẩm phán ác ôn nhưng xin Chúa cho họ và cho mình nữa, lì mặt như bà góa không còn gì để mất ấy.

Khi còn ở trần gian này Chúa Giêsu cũng thường xuyên xin, xin Chúa ban ơn đã đành có khi còn xin người ta gíup đỡ nữa: xin nước người phụ nữ Samari, xin cơm ông Giakêu ... Khi gặp cảnh đau khổ cùng cực, Ngài cũng "lớn tiếng kêu van cùng nước mắt" như mọi người nghèo. Hầu hết những lời cầu nguyện của Chúa Giêsu được ghi lại trong Tin Mừng đều là những lời xin. Thánh Luca có 3 dụ ngôn về cầu nguyện: người bạn quấy rầy, biệt phái và thu thế, ông thẩm phán ác ôn và bà góa, thì cả đều nói về xin. Riêng dụ ngôn ông thẩm phán và bà góa đã mở đầu thế này: Ngài kể cho họ một dụ ngôn để bảo họ phải cầu nguyện luôn không bao giờ được dứt. Như vậy có nghĩa là Chúa bảo họ phải giống như bà góa kia, xin xỏ triền miên không chấm dứt. Chúa Giêsu đi giảng 3 năm chỉ dạy cho người ta một kinh duy nhất. Kinh Lạy Cha toàn là xin, tất tần tật từ đầu đến cuối. Câu kết thúc của kinh thánh là lời xin Maranatha, lời ấy như muốn nói rằng từ bây giờ cho đến tận thế sẽ vang vọng mãi một lời xin. 


Thân phận con người vốn yếu đuối, đi xưng tội lần nào cũng có những tội bỏ hoài không bỏ được: ngoại tình, quan hệ trước hôn nhân, đánh bài. chích hút ...Đứng lên ngã xuống bao nhiêu lần mới nghiệm ra một điều là mình vô phương chống cự, mà chỉ còn cách cầu xin Chúa ra tay cứu giúp. Sức con người không thể chừa được nhưng có gì là không được đối với Thiên Chúa ? Khi mình khiêm tốn nài xin, mình sống đúng cái phận ngjhèo, đúng phận tội nhân, đúng thân phận lữ khách đang mãi miết về quê. Đôi khi mình quên mất Thiên Chúa là Đấng thích ban tặng, vì thế xin là bác ái với Chúa. Nếu chỉ có ca tụng, ngợi khen, cầu nguyện vô vị lợi mà thôi thì Chúa sẽ mất công ăn việc làm.

Mình cũng gặp nhiều nàng đệ tử dòng tu áy náy khổ tâm vì không giữ được lời hứa với Chúa mỗi ngày cầu nguyện một giờ. Mình bảo: sao không bớt xuống còn 10 phút thôi cho dễ giữ. 10 phút cũng được nhưng phải trung thành, đó mới là điều quý giá. Khi thằng quỷ đánh đu trên mi mắt mà vẫn trung thành thì mới thật là hay. Sống đời tu hay đôi bạn đều phải trung thành cho đến chết, vậy hãy tập trung thành với 10 phút cầu nguyện mỗi ngày đi.

Nhiều chàng đệ tử hỏi mình phương pháp cầu nguyện. Mình hỏi lại: thế thì về nhà, em nói chuyện với bố có phương pháp không ? Hẳn là không. Nếu bố mình mà biết mình nói chuyện với ông có phương pháp đàng hoàng chắc ông cười no bụng, hoặc ông sẽ nẹt cho: "Với bố mày mà mày cũng đóng kịch à !" Thú thật, mình trò chuyện với Chúa có theo phương pháp nào đâu, đứng ngồi nằm quỳ Chúa đều OK cả, không thấy Chúa phản đối gì. Các cha giáo mắng thì con xin chịu, đọc sách dạy phương pháp cầu nguyện oải lắm ! Có phương pháp chăng đó là: nói một mình hoài cũng chán, cầu nguyện thì cả hai phải nói chứ, mình nghe Chúa nói bằng cách đọc Kinh Thánh, đọc từ đầu đến cuối, sách này sách kia, tắt một lời, đọc chỗ nào cũng được, thế thôi.

Ngày xưa, khi ông Môsê ở trên núi Sinai xuống, dân chúng không dám nhìn mặt ông, vì mặt ông sáng quá. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Vì ở gần Thiên Chúa nên mặt ông Môsê mới thay đổi như thế. Anh hay chị nào muốn có khuôn mặt vừa đẹp vừa thánh thiện, xin hãy cầu nguyện, chẳng cần đi bác sĩ thẫm mỹ đâu.

Luật độc thân linh mục



Thứ bảy 18-2, Niên Giám 2006 của Tòa Thánh được Đức Hồng Y Angelo Sodano - Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh - trình lên Đức Thánh Cha Biển-Đức 16.

Theo Niên Giám 2006, số Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo tiếp tục gia tăng. Tính đến cuối năm 2004 có 405.891 Linh mục: 1 phần 3 là Linh Mục dòng và 2 phần 3 là Linh Mục giáo phận.

Số phó tế vĩnh viễn liên tục gia tăng từ 25 năm nay. Trong năm 2004, Giáo Hội Công Giáo có hơn 32.300 thầy. Sự gia tăng mạnh nhất tại Bắc Mỹ với 47,3% và Âu Châu 32,3%.

Số ứng sinh Linh Mục cũng gia tăng. Năm 2004, Giáo Hội Công Giáo có 113.044 chủng sinh triều và dòng.

Trước đó, có người cho rằng sở dĩ con số Linh Mục giảm sút vì lý do luật độc thân quá khe khắt của Giáo Hội Công Giáo. Đó cũng là luận cứ của đức cha Jacques Gaillot, vị giám mục cấp tiến của Giáo Hội Công Giáo Pháp.

Nhưng các tín hữu giáo dân nghĩ khác. Chính họ vừa hiểu rõ cái khó khăn cuộc sống độc thân Linh Mục vừa tha thiết với lý tưởng độc thân. Sau đây là chứng từ của bà Francoise Lucrot, giáo dân Pháp. Bà viết:

Để tránh khủng hoảng ơn gọi Linh Mục, không phải dẹp bỏ luật độc thân. Trái lại, phải tạo bầu khí thuận lợi giúp các Linh Mục trung thành với ơn gọi độc thân. Làm Linh Mục không giống bất cứ nghề nghiệp nào. Ơn gọi Linh Mục trước tiên đến từ THIÊN CHÚA, và khi đáp lại ơn gọi này, là đáp lời mời gọi trở thành Linh Mục của Ngài.. Cộng đoàn dân Chúa tha thiết với đời sống độc thân của các Linh Mục. Họ cảm thấy đau đớn khi nhìn thấy các Linh Mục bỏ rơi nếp sống độc thân để lập gia đình, lấy vợ. Đối với tín hữu giáo dân, sự bất trung của các Linh Mục thường gắn liền với việc các Linh Mục đánh mất Đức Tin trong đời sống.

Khi nhìn sang các Giáo Hội Kitô khác như Tin Lành, Anh Giáo và Chính Thống, trong đó các mục sư và linh mục được phép lập gia đình, người ta nhận ra bao vấn đề nhiêu-khê, đặc biệt là chỗ đứng của các bà, hiền thê của các vị mục sư! Nhiều bà tranh đấu cho chồng được địa vị cao. Có bà không muốn theo chồng về làm việc mục vụ tại các vùng quê hẻo lánh, vì muốn ở lại thành phố để tiếp tục sự nghiệp của các bà!

Với tất cả khó-khăn cản-trở ”vô ích” trên đây, người ta thấy rằng, Giáo Hội Công Giáo quả thật có lý khi cương quyết bảo vệ luật độc thân Linh Mục! Giáo Hội không ngừng lập lại giáo huấn về luật độc thân Linh Mục cũng y như Giáo Hội luôn luôn nhắc nhở các đôi vợ chồng phải sống trung tín cho đến hơi thở cuối cùng, vì tính chất thánh thiêng của hôn nhân vậy.

Trước các đe dọa cuộc sống độc thân Linh Mục, hơn bao giờ hết, chúng ta - tín hữu giáo dân - phải làm hết sức để nâng đỡ các Linh Mục bằng tình thương huynh đệ của chúng ta. Hãy làm cho các ngài cảm nhận được rằng chúng ta cảm thông với các ngài và các ngài thật cần thiết cho cuộc sống thiêng liêng của chúng ta, y như không khí cần cho cuộc sống con người vậy! Chúng ta ghi nhớ rằng:

- Linh Mục là Đức Chúa GIÊSU KITÔ hiện diện giữa chúng ta.

Chúng ta hãy tỏ lòng ghi ơn trước sự trung-thành, trước sự kiên-vững trong ơn gọi độc thân của các Linh Mục. Hãy mời các ngài đến dùng bữa chung với gia đình chúng ta. Hãy trìu mến vui vẻ tiếp đón các ngài. Đừng để các ngài quá cô đơn. Hãy nâng đỡ ủi an các ngài, chắc chắn các ngài sẽ tri ân chúng ta và THIÊN CHÚA sẽ trả công cho chúng ta cách bội hậu. Thảm kịch đe dọa các Linh Mục ngày nay, không phải nếp sống độc thân cho bằng nếp sống cô đơn của các ngài. Bổn phận chúng ta - tín hữu giáo dân - là yêu thương chăm sóc và nâng đỡ các ngài, bằng tình thương thảo hiếu của chúng ta.

... Đừng phó mặc hồn con cho một người đàn bà, kẻo bị nó đè đầu đè cổ. Đừng đón đường một gái làng chơi, kẻo con rơi vào bẫy của nó. Đừng đi lại với một ả-đào, kẻo con mắc phải mưu mô của nó. Đừng chòng chọc nhìn cô trinh nữ, kẻo con sa ngã mà bị phạt với nàng. Đừng trao thân cho đĩ-điếm, kẻo con phải khuynh gia bại sản. Ngoài đường phố, mắt đừng láo liên, trong ngõ hẽm, chớ có la cà. Hãy tránh đừng nhìn phụ nữ nhan sắc, cũng đừng ngắm nghía một giai nhân xa lạ. Vì sắc đẹp đàn bà mà bao kẻ đảo điên, cũng vì thế mà ái tình bừng lên như lửa. Chớ ngồi bên phụ nữ có chồng, đừng uống rượu với nàng trong các bữa tiệc, kẻo vì nàng mà lòng con nghiêng ngửa, và tâm thần chao đảo tiêu vong (Huấn Ca 9, 2-9).

Ý nghĩa độc thân Công Giáo



Chị Annette thân mến.

Hôm qua, nơi chỗ làm việc, chị bất ngờ hỏi tại sao tôi chọn nếp sống độc thân. Bầu khí ồn ào không cho phép tôi trả lời đầy đủ về một vấn đề nghiêm trang như vậy. Có thể đây là vấn đề vượt ngoài ý tưởng của chị! Bởi lẽ chị thấy tôi là người bình thường như bao đàn ông khác. Ngoài ra tôi còn nhã-nhặn và tế-nhị khi cư xử với phụ nữ, đồng thời biết chiêm ngắm nét đẹp của nữ giới. Vậy tại sao tôi lại chọn nếp sống độc thân ? Chị thắc mắc như thế. Tôi cố gắng giải thích, nhưng không chắc chị hiểu được không. Bởi vì, để hiểu rõ nếp sống độc thân của tôi, chị cần phải chia sẻ cùng một niềm tin Công Giáo như tôi. Đối với tôi, độc thân không phải là một thiếu sót. Cũng không phải là một ích kỷ, chỉ sống cho riêng mình. Trái lại là đàng khác.

Tôi xin nói ngay lý do nào thúc đẩy tôi chọn lối sống độc thân. Đó là vì một khuôn mặt đã thu hút tôi. Khuôn mặt này trổi vượt trên mọi khuôn mặt thanh thiếu nữ mà tôi hân hạnh được gặp và quen biết trong cuộc đời. Đó là khuôn mặt của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Đối với tôi, Đức Chúa GIÊSU KITÔ là Khuôn Mặt của THIÊN CHÚA Cha nơi trần gian. Ngài chiếm đoạt tôi và tôi say mê Ngài. Tôi đi theo Ngài cho đến ngày hôm nay và sẽ mãi mãi theo Ngài cho đến giây phút cuối đời. Vì Ngài mà tôi từ bỏ tất cả. Xin chị tin lời tôi và đừng đùa cợt đối với một vấn đề mang tầm mức siêu việt ..

Dĩ nhiên tôi chưa từng thấy Ngài cũng chưa nghe tiếng Ngài. Và những biểu lộ trìu mến của Ngài thường rất hiếm hoi. Phải nói Ngài là người bạn đường rất dè dặt và ít nói. Nhưng tôi chắc chắn Ngài yêu tôi, như thể chỉ có mình tôi trên cõi đời này. Đôi lúc trong cuộc sống, tôi cảm nghiệm được tình yêu này. Và những lúc đó hồn tôi hân hoan vui sướng như sống tuần trăng mật.

Hôm qua chị hơi đi quá vào đời tư của tôi. Tuy nhiên tôi không chấp chị về điểm này. Trái lại tôi xin thẳng thắn trả lời cho chị rõ. Tôi có thể thú nhận với chị là tôi đã từng cảm nghiệm thế nào là tình yêu nam nữ. Do đó tôi có thể quả quyết với chị rằng, nếu tôi chưa kinh nghiệm thế nào là tình yêu nam nữ, thì có lẽ là tôi là một người đàn ông không bình thường..

Cuộc đời đưa đẩy khiến tôi có nhiều dịp tiếp xúc với nữ giới, gần gũi thân mật với họ và làm việc chung với họ, nơi xưởng làm hoặc qua các công tác bác ái tông đồ. Nhiều phụ nữ cùng nhóm thiện nguyện với tôi, cũng chia sẻ nếp sống độc thân như tôi. Họ chọn lựa sống độc thân vì tình yêu dành riêng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Trong số các phụ nữ tận hiến cho Chúa, tôi quen biết đặc biệt một cô. Chúng tôi rất hợp tính hợp ý và trao đổi cho nhau một tình bạn chân thành, giống như tình bạn giữa chị và tôi hôm nay vậy.

Theo giòng thời gian tình bạn lớn mạnh, yêu thương hơn, trìu mến hơn. Và giả như không có lời đoan hứa giữ mình trinh khiết, hẳn chúng tôi đi đến hôn nhân rồi. Nhưng cả hai chúng tôi đều không dừng lại ở tình yêu nam nữ ấy, vì chúng tôi không muốn phản bội Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng mà mỗi người chúng tôi tự ý chọn lựa như là hiền-phu hiền-thê duy nhất của lòng mình. Dĩ nhiên quyết định trung tín với lời hứa độc thân không phải dễ. Chúng tôi đã phải trả bằng nước mắt và bằng con tim rướm máu! Nói thế để chị hiểu rằng tôi không phải là thiên thần, cũng không phải là vị anh hùng. Trái tim tôi cũng bằng thịt y như trái tim chị. Và THIÊN CHÚA là Tình Yêu hiểu rõ chúng ta hơn bất cứ ai trên trần gian.

Tôi ước mong tình bạn giữa chúng ta ngừng lại nơi tình anh em, để chị không phạm tội phản bội chồng và tôi không phạm tội phản bội Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Người Tình Chí Thánh của tôi. Tôi cũng xin tâm sự với chị là, sức mạnh giúp tôi trung tín với Chúa cho đến ngày hôm nay, chính là sức mạnh tôi kín múc nơi Bí Tích Thánh Thể mỗi ngày, trong cuộc đời tôi.

Ký tên, Pierre.

(Charles Lepetit, ”MES AMIS LES PAUVRES”, Nouvelle Cité, Paris 1984, trang 178-181)

Như ngọn nến tiêu hao



Bạn cảm giác thế nào khi bỗng dưng một ngày đẹp trời nọ người mình yêu lại… đi tu? Bạn cảm giác thế nào khi bỗng dưng, cũng một ngày đẹp trời khác, bạn phát hiện ra rằng kẻ làm con tim mình đập lỗi nhịp lại chính là một tu sĩ… Phải chăng là tai họa?…

1.
Đọc xong kinh tạ ơn sau thánh lễ, Minh cúi đầu chào Chúa trên bức tượng chịu nạn, rồi nhẹ nhàng ra khỏi phòng thánh. Tâm hồn chàng lâng lâng trong niềm bình an sâu lắng sau khi dâng một thánh lễ sốt sắng. Chàng đang sống những ngày tháng đẹp nhất đời người, sau một tuần được làm linh mục của Chúa.
Đang muốn tìm gặp cha xứ để nói vài lời cám ơn vì đã mời mình về đây dâng lễ, Minh dừng chân trên bục cửa, dõi mắt nhìn ra khoảng sân nhỏ bên hông nhà thờ. Gió chiều nhè nhẹ mơn man mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ của vị linh mục trẻ. Sân nhà thờ cuối chiều ngập nắng. Giàn hoa giấy đỏ rực rỡ dọc hai bên lối đi. Bên giàn hoa, một cô bé khoảng bốn năm tuổi với chiếc váy đầm màu xanh da trời đang tung tăng đuổi theo chú bướm vàng. Chú bướm chập chờn bay lên lượn xuống. Cô bé mê mải, cho đến khi đâm sầm vào người Minh.
– A ! ông cố ! con xin lỗi ông cố !…
Minh mỉm cười thân thiện trước vẽ bối rối của cô bé. Chàng cũng mỉm cười vì lần đầu tiên trong đời được nghe gọi là ông cố. ‘Ông cố’ dịu dàng cúi xuống trên cô bé:
– Ừ ! ông cố chào con ! con tên là gì ?
– Dạ, con tên là Minh Anh, con là con của mẹ Trúc Thanh và bố Dương Bình.
Cô bé vừa trả lời, vừa ngước lên nhìn ông cố. Trên khuôn mặt trái xoan thánh thiện là đôi mắt trong veo. Chạm vào đôi mắt ấy, Minh bỗng thoáng giật mình. Trong đôi mắt bé Minh Anh có nét gì đó thật thân quen gần gũi. Chàng lặp lại:
– Con là bé Minh Anh, con của mẹ Trúc Thanh…
Trúc Thanh, phải rồi, cái tên ấy, đôi mắt ấy !..
———- o0o ———-
2.
Trúc Thanh không được sinh ra trong một gia đình công giáo. Cả dòng họ của nàng đều là người bên lương. Hồi nhỏ, nhà thờ là cả một thế giới bí ẩn và lạ xa đối với nàng. Lớn lên một chút, đến tuổi biết mơ mộng, nhà thờ bỗng hấp dẫn nàng hơn. Xem phim, nàng thấy những đám cưới được tổ chức trong nhà thờ thật đẹp và trang trọng. Nàng mơ một ngày được làm cô dâu xúng xính trong chiếc áo đầm trắng muốt, được tay trong tay với một chú rể đẹp trai, họ cùng dìu nhau bước vào lòng nhà thờ ngập đầy hoa và nến, khi ca đoàn trổi khúc thánh ca du dương… Ở cái tuổi mộng mơ, Trúc Thanh đã nhiều lần để cho trí tưởng tượng bay bổng vẽ nên chân dung chú rể lý tưởng của lòng mình.
Tưởng rằng nàng đã gặp được giấc mơ ấy ở năm thứ hai đại học. Bước vào thời sinh viên, Trúc Thanh trở thành đích nhắm của nhiều chàng trai, nhờ khuôn mặt trái xoan thanh cao và giọng ca ngọt ngào. Đến hết năm thứ nhất, Trúc Thanh chẳng tìm được khuôn mặt của chàng rể mà nàng đã mơ… cho đến lúc Minh xuất hiện.
Minh học trên Trúc Thanh hai lớp. Chàng xuất hiện như một diễn viên phụ trong dàn nhạc của trường, lặng lẽ đệm đàn cho Trúc Thanh hát trong những buổi văn nghệ. Cho đến một hôm, để lấp vào một tiết mục bị hủy, diễn viên phụ phải bước ra ánh đèn sân khấu. Với phong cách đệm guitar nhẹ nhàng mang hồn cổ điển, giọng ca trầm ấm, mái tóc nghệ sĩ ngông ngông… Minh đã làm rung động con tim của Trúc Thanh ngay từ buổi đầu giáp mặt.
Trúc Thanh hạnh phúc khi biết Minh là người có đạo. Nàng tin đây là người mà Trời đã định sẵn để lấp đầy mơ ước trong lòng mình. Những lần cùng Minh bước vào ngôi thánh đường tham dự thánh lễ ban chiều, dù chưa hiểu gì về những nghi thức đang diễn ra quanh mình, Trúc Thanh vẫn thấy tâm hồn mình bình an lạ lắm. Nàng càng ngạc nhiên hơn nữa khi chứng kiến một người vững vàng như Minh mà cũng biết quỳ gối và gục đầu cầu nguyện. Nàng không hiểu được những gì đang diễn ra trong lòng Minh, nhưng nàng có thể đọc được phần nào chiều sâu thẳm trong tâm hồn chàng qua đôi mắt kính cẩn đang đăm đăm nhìn lên bàn thờ Chúa.
Qua những chăm sóc âm thầm nhưng chu đáo của Minh, nàng biết càng ngày mình càng đi gần đến ước nguyện.
3.
Sau ba tháng hè, Minh xuất hiện trước mặt Trúc Thanh, lặng lẽ. Sau ba tháng chờ đợi trong nỗi nhớ cồn cào, có biết bao điều muốn nói, thế mà Trúc Thanh như thấy có gì đó hụt hẫng. Minh ngồi trước mặt nàng, chỉ lặng lẽ. Đôi mắt chàng như đang ở một chốn xa xăm nào đấy. Chàng như đã trở thành một con người khác. Mái tóc nghệ sĩ ngông nghênh đã được cắt gọn. Chiếc áo pull bụi bặm được thay bằng chiếc sơ mi trắng tinh lịch sự… Trúc Thanh đoán rằng có lẽ đã có điều gì đó thay đổi thật ghê ghớm trong tâm hồn Minh. Nàng mơ hồ linh cảm rằng thay đổi ấy sẽ đưa Minh ra khỏi cuộc đời nàng. Chàng ngồi đó, gần thật gần, mà như xa diệu vợi.
Mùa hè năm ấy Minh quyết định đi tháng tình nguyện. Chàng muốn tìm kiếm kinh nghiệm mới trong mùa hè cuối cùng của đời sinh viên. Bởi chàng biết, một khi đã ra trường, bị cuốn vào công việc và tiền bạc, chắc khó còn có cơ hội để chàng làm những việc thiện nguyện đầy ý nghĩa.
Minh về dạy học ở một tỉnh vùng sâu cho những đứa trẻ không có cơ hội đến trường. Đó là một làng quê nghèo. Trẻ con ở đấy quen với việc chạy nhảy ngoài đồng hơn là phải ngồi bó gối một chỗ trong lớp học. Để có thể được làm thầy giáo, những ngày đầu Minh cũng phải ra đồng chạy nhảy với đám nhóc, cũng cũng leo cầu nhảy sông, cũng chèo xuồng chống vỏ… Sau một tuần, Minh gom được một đám nhóc quanh khoảng sân của ngôi chùa nhỏ nằm bên mép làng. Trong cái không gian lặng lẽ ấy, Minh bắt đầu gieo những con chữ đầu tiên vào đầu bọn nhóc.
Chỉ cách có một con mương nhỏ, nhưng ngôi chùa hầu như tách biệt với cuộc sống đang nhộn nhịp trong làng. Sân chùa buổi chiều ngập đầy lá rụng. Gió chiều xào xạc về trên những tán bồ đề rợp bóng.
Theo như người ta kể, khuôn viên nhà chùa trước đây là mảnh đất thuộc về một phú ông trong làng. Sư trụ trì trước đây vốn là cậu út trong gia đình phú ông. Cậu đem lòng yêu thương một cô gái nghèo trong làng, bất chấp sự cấm cản của gia đình. Chẳng biết gia đình đã dàn xếp thế nào mà sau một đêm, cả gia đình cô gái đột nhiên biến mất. Cô gái ra đi với đứa con đang thành hình trong bụng. Từ dạo ấy cậu út chuyển vào ở trong mảnh đất nhỏ bên mép làng. Một ngôi chùa nhỏ mọc lên. Lặng lẽ và bình yên.
Nhưng cuộc sống trong làng thì không bình yên được như ngôi chùa nhỏ. Cả làng vẫn còn nghèo, nhưng những ảnh hưởng của văn minh đã đi trước và đập lên cuộc sống bình yên của cả làng… Hoa quả của nó là những đứa trẻ còn đỏ hỏn lâu lâu lại bị bỏ rơi trước cổng chùa. Nhà chùa bỗng nhiên thành viện mồ côi.
…Một cách vô tình, lớp học của Minh trở nên nơi gặp gỡ cho những đứa trẻ trong làng và những đứa trẻ mồ côi trong chùa. Được vào chùa, bọn trẻ con trong làng thích chí vì được chạy chơi thỏa thích sau mỗi giờ học. Những đứa trẻ mồ côi trong chùa thì mừng rỡ hơn vì có thêm bạn mới. Sân chùa đầy ắp tiếng cười.
Kết thúc hai tháng tình nguyện. Chia tay ngôi làng nhỏ. Mấy đứa trẻ ôm Minh mà khóc: “Thầy đừng đi Thầy ơi, ở lại đi Thầy ơi, ở lại là bố của tụi con. Ở đây đứa nào cũng có bố chỉ có tụi con là không. Tụi nó tụi gọi con là mấy đứa con hoang…”
Chia tay ngôi làng nhỏ. Đó là lần đầu tiên trong đời Minh khóc trước mặt người khác. Trên chuyến xe về lại thành phố, lời của sư trụ trì vẫn còn vang vọng trong Minh: “Hy sinh một cuộc đời để nhiều cuộc đời khác được sống, điều đó đáng lắm chứ, thí chủ!”

4.
Chia tay. Họ chia tay bình thường như bao cuộc chia tay khác. Minh ra trường, tìm một khởi đầu mới trên con đường vừa nhen nhóm giữa lòng mình. Trúc Thanh ở lại tiếp tục việc học hành trong những ngày tháng vô vị.
Trúc Thanh không dám khóc vì sợ làm bận lòng Minh. Nàng biết Minh đã quyết. Nàng không hiểu tại sao Minh lại chọn con đường ấy, nhưng nàng lại tin Minh chẳng bao giờ chọn lựa sai.
Trước lúc chia tay, Minh tặng Trúc Thanh một cây nến nhỏ. Minh nói cây nến này người ta hay dùng để đốt trong nhà thờ, nhất là vào những đêm kinh nguyện. Giữa thế giới văn minh này, nến không còn cần thiết cho cuộc sống, nhưng nến vẫn thật cần thiết cho tâm hồn. Minh dặn nàng khi nào quá mệt mỏi với cuộc sống bề bộn, khi nào thấy tâm hồn mình quá lạnh lẽo, khi nào thấy cần có một người để tâm sự, hãy đốt nến lên. Và lặng lẽ.
Cây nến nhỏ vẫn còn nằm một góc trong ngăn bàn làm việc của Trúc Thanh. Ngọn nến cho lòng Trúc Thanh nhiều ấm áp và bình an. Nhưng ngọn nến chỉ được đốt lên mới có một lần. Nàng không đủ can đảm nhìn những vệt chảy loang lỗ trên thân nến. Nàng không đủ can đảm nhìn thân nến cứ tiêu hao dần dần mỗi khi được đốt lên. Nàng tự hứa với lòng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, để không bao giờ phải đốt nến nữa…
Trúc Thanh xin học đạo. Không còn phải để được làm cô dâu xúng xính. Nàng muốn tìm hiểu con đường mà Minh đang đi. Lạ lùng thay, càng tìm hiểu nàng càng cảm thấy con đường ấy quá xa với mình. Nàng không hiểu, nhưng càng ngày nàng càng chấp nhận hơn. Nàng tin Chúa có sự sắp xếp của Chúa. Nàng tin rằng với sự sắp xếp ấy nàng gặp được Dương Bình, nàng có bé Minh Anh, nàng có một mái gia đình đầm ấm.
5.
Tan lễ chiều, Trúc Thanh về nhà trong tâm trạng thật lạ. Vậy là chàng đã về, đã trung thành với chọn lựa của mình, đã hoàn toàn thuộc trọn về Chúa. Mừng cho chàng… Nhưng sao tâm trạng của nàng lạ quá. Dường như có một chút gì đó chợt nhói lên trong nàng. Phải chăng là khoảng trời mơ tưởng đã ngủ yên chợt cựa mình thức giấc? Phải chăng là một chút hy vọng vô lý nhưng dai dẳng trong nàng vừa vụt tắt? Phải chăng nàng mang cảm giác tiếc nuối của cái thời còn là một cô bé vụng dại, khi lỡ tay để cho chiếc bong bóng vụt bay về trời?
Đêm. Trúc Thanh một mình ngồi lặng lẽ trong căn phòng. Tiếng gió ngoài hiên xào xạc. Đêm ngập tràn bóng tối.
Nàng hiểu tại sao Minh lại tặng nàng cây nến nhỏ. Cuộc đời chàng giống như một cây nến. Cây nến phải được đốt lên, phải tiêu hao đi, để cuộc đời đầy bóng tối này được thêm một chút ánh sáng. Nàng nghĩ đến ngọn nến lặng lẽ bên nhà chầu trong đêm mưa bão. Nến cho người ta biết đường mà tìm về…
Đêm ấy có một người lặng lẽ đốt nến giữa căn phòng lung linh ấm áp.
những ngày cuối năm 2008

Chủng Viện là trường dạy sự thật cho Chủng Sinh



Đầu niên khóa là cơ hội để ban huấn luyện cũng như chủng sinh lọc-lựa các đích-điểm của năm học. Điều này càng đúng hơn đối với những ai gia nhập chủng viện năm đầu tiên. Thật quan trọng khi biết mình muốn đi đâu! Nguyên tắc cứu-cánh là nền tảng trong mọi nền giáo dục. Giữa các đích điểm khác nhau xin nêu cao giá trị của việc đạt đến sự hiểu biết chân thật và không giả tạo về chính mình. Sự thật về con người của mình đúng là viên đá nền tảng cho mọi tiến trình trưởng thành nhân bản. Người ta chỉ có thể đạt đến mức độ trưởng thành nhân bản và tình cảm nếu trước đó người ta biết rõ về mình.

Có vài người nghĩ rằng sự trưởng thành nhân bản và việc biết rõ mình phải đạt được trước khi bước chân vào Chủng Viện. Người ta cũng thường nghe nói rằng chỉ nhận vào Chủng Viện những ai đã trưởng thành. Nói thế thì có nghĩa là chỉ ở trong thế gian – bên ngoài Chủng Viện – con người mới có thể trưởng thành!

Tuy nhiên, kinh nghiệm của các chủng sinh chứng minh ngược lại nguyên tắc trên đây. Thật vậy, ngay trong năm đầu tiên, các chủng sinh – thuộc bất cứ tuổi tác và có kinh nghiệm nào trong cuộc sống – đều làm cuộc khám phá duy nhất về con người thật của mình. Các mặt nạ rơi xuống.

Khi nhìn thấy khía cạnh tích cực, các chủng sinh tự khám phá ra các khả năng không ngờ hoặc không bao giờ dám nghĩ tới. Cùng lúc họ cũng chấp nhận các vết thương, các giới hạn, các nét mờ tối trong nhân cách của họ. Những ai trước đó từng có lúc mang mặt nạ để tự bảo vệ hoặc tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, thường làm rơi nhanh các mặt nạ này. Và họ cảm nhận niềm vui lớn lao khi chân thành thú nhận:
– Giờ đây tôi biết rõ hơn tôi đích thật là ai!

Nếu chủng sinh có thể đạt đến sự hiểu biết mình, chính là nhờ sống thật sự dưới cái nhìn của THIÊN CHÚA, được nhập thể trong cái nhìn của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ loài người. Trong Chủng Viện có việc xưng tội hàng tuần, có các buổi gặp gỡ đều đặn với Cha Bề Trên và tiếp nhận sự chỉ đạo thiêng liêng thường xuyên của Cha Linh Hướng. Nhờ vậy mà chủng sinh biết rõ mình là ai và tiến đến mức độ trưởng thành nhân bản. Ngoài ra cần nhấn mạnh đến những giờ thinh lặng suy gẫm, những cuộc chuyện trò lòng bên lòng với Đức Chúa GIÊSU KITÔ, giúp đưa chủng sinh từ miền bóng tối tiến vào vùng ánh sáng. Lời Đức Chúa GIÊSU phán: ”Chính Thầy là Con Đường là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến với CHÚA CHA mà không qua Thầy” (Gioan 14,6), nhắc chủng sinh luôn ghi nhớ rằng phải sống trong sự thật, thật với chính mình và thật với người khác. Như thánh Phêrô và thánh Phaolô, chủng sinh học cách thức xây dựng cuộc đời mình trong niềm tin nơi Con THIÊN CHÚA.

Ngoài tiến trình thiêng liêng, còn có đời sống chung và tình huynh đệ góp phần vào việc thao luyện nhân cách của chủng sinh. Thật vậy, chủng sinh phải học sống với người anh em mình không chọn cũng không thể trốn tránh. Nói một cách khôi hài thì, chúng ta bị ”kết án” sống chung! Tuy nhiên, người anh em lại là tấm gương phản chiếu hình ảnh chúng ta. Vì thế phải học nhìn thẳng vào mặt người anh em. Đặc tính của nền huấn luyện nhân bản nằm ở chỗ đó! Vượt lên trên các tình cảm tự nhiên, chịu đựng người anh em có tính tình khác xa mình, vui vẻ chấp nhận các câu nói đùa, và nhất là biết tha thứ và biết xin lỗi, là những yếu tố cần thiết dệt nên cuộc sống thường nhật của chủng sinh.

Xuyên qua các kinh nghiệm giao tế, sự thật về chính mình dần dần được tỏ lộ. Các mặt nạ rơi xuống. Từ đó chủng sinh có thể phân định con đường ơn gọi của mình. Khi yêu thương bằng hành động và bằng sự thật thì chủng sinh mới tận hưởng được niềm vui: sống hài hòa với chính mình và với anh em. Nụ cười thẳng thắn của một chủng sinh là dấu hiệu chứng tỏ chủng sinh ấy đang ở trên con đường của sự thật. Chủng sinh có thể an tâm tiến bước!

Chứng từ của Cha Louis-Hervé Guinay, Linh Mục người Pháp thuộc Cộng Đoàn Saint-Martin.

… Vậy, Đức Chúa GIÊSU nói với những người Do Thái đã tin Người: ”Nếu các ông ở lại trong Lời của Tôi, thì các ông thật là môn đệ Tôi; các ông sẽ biết Sự Thật, và Sự Thật sẽ giải phóng các ông”. Họ đáp: ”Chúng tôi là dòng dõi ông Abraham. Chúng tôi không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao Ông lại nói: ”Các ông sẽ được tự do?” Đức Chúa GIÊSU trả lời: ”Thật, Tôi bảo thật các ông: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội. Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi. Vậy, nếu Người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do” (Gioan 8,31-36).

(”Sub Signo Martini”, Sous la protection de Saint Martin, La revue de la Communauté Saint Martin, Trimestriel – N.32 – Septembre 2011, trang 22-23).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Anh đi tu nhé!

Anh đi tu nhé!


… Nơi này, không có ai viết những lá thư tình ngọt ngào ru anh vào giấc ngủ. Mỗi buổi sáng cũng không thể nào có tiếng chuông điện thoại ấm áp buổi sớm mai chỉ để đánh thức con mèo lười còn ngái ngủ là anh, nơi này… không có ai hát những bản tình ca dịu dàng cho anh treo ngược hồn mình theo nỗi rét mướt của mùa đông khi hai đứa có cơ hội gặp nhau… Nơi này vắng bóng em…

Em có còn nhớ giấc mơ… Giấc mơ mà anh đã cố gắng đi trên một hành trình, mải mê theo đuổi những điều kỳ thú hai bên đường để rồi giật mình nhìn lại thì bạn bè của anh đã đi về đích trong cuộc sống của họ, lúc đó anh hốt hoảng nhận ra rằng anh chưa kịp hỏi mọi người tên của cái bến mà anh cần đến, anh đã rất hốt hoảng khi anh không biết nơi anh cần phải về là đâu?… Em đã nói với anh suy rằng anh suy nghĩ lung tung, em đã hứa với anh cho dù xảy ra chuyện gì em cũng sẽ không bao giờ bỏ anh giữa đường đời…
Ngày ra đi anh đã nghĩ rất nhiều về giấc mơ đó, anh đã có thể hiểu vì sao nó cứ hiện lên trong giấc ngủ của anh, rất… rất nhiều lần trong những tháng ngày qua, anh đã hiểu rằng… Vì sao ở bên em, anh không thể tìm được cảm giác bình yên trong tâm hồn mình, vì sao ở bên em anh không thể tự tin rằng mình là người hạnh phúc, vì sao ở bên em anh không thể là chính bản thân mình,… Because bên cạnh em có quá nhiều người và quá nhiều thứ chứ không chỉ riêng mình anh. Anh đã hiểu những điều anh đeo đuổi hai bên đường trong cuộc hành trình không điểm kết của anh chính là em, là những thứ mà anh đã cố công gầy dựng trong niềm mơ ước mong manh của mình…
Mùa đông năm nay lạnh hơn bình thường! Cái lạnh làm cho nỗi nhớ vô duyên bỗng từ nơi xa xăm nào đó ùa về, tràn qua vòm cây kẽ lá, hững hờ khẽ rơi xuống cuộc sống của anh. Những nỗi nhớ mà em đã không thể nào hiểu được. Giữa đất trời mênh mông nỗi nhớ bỗng như nước sông mùa lũ chảy tràn vào trong tâm trí anh không thể nào ngăn được, những nỗi nhớ không vâng lời đã tìm về với anh… Đó là những phút không bình yên của tâm hồn anh nơi cái miền quê cách xa em hơn một ngàn cây số này. Những điều mà anh đã mơ ước khi còn ở bên em… Anh đã ước rằng em chỉ là một người thật bình thường để anh cũng có thể là một người con trai bình thường bên cạnh em, anh ước rằng mình có thể sống thật là chính mình… Có thể làm những điều tưởng chừng thật đơn giản nhưng lại là quá sức nếu cứ phải ở bên em.

Cuộc sống của anh bây giờ là những giờ kinh phụng vụ “sáng, chiều”; là những chuỗi kinh Mân Côi; là những giờ học tu đức, là những giờ học kiến thức xã hội; là chuỗi những tiếng cười không biết mỏi; là những tách café buổi sáng,… Và em biết không, lúc này ở bên cạnh Chúa và bên những người bạn trẻ trung sôi nổi này, anh có được những giấc ngủ dài không thắt thỏm âu lo.
Anh không biết có phải mình đã ngộ nhận về những tháng ngày ấy không?… Nhưng có một điều anh biết, chúng ta là những con người ở những thế giới khác biệt, em là một ngôi sao xa mà anh là kẻ không bao giờ có thể vượt khỏi mặt đất của mình để chạm tay tới vì sao đó. Giống như là một cây lúa chỉ có thể sống tốt ở nơi đồng quê đất đượm phù sa.

Gió bấc về giống như những nỗi nhớ, những kỷ niệm xưa rồi cũng như những cơn gió thoảng đi, những cơn gió mùa đông làm người ta rét run nhưng cũng làm cho người ta biết yêu bản thân hơn, những cơn gió mùa đông làm người ta có cơ hội khoác lên người chiếc áo mới để thấy mình đẹp hơn… Những kỷ niệm làm cho người ta thấy cuộc đời còn có bao điều thú vị, những kỷ niệm giúp con người ta biết rằng cuộc đời còn có những niềm vui… Không bao giờ là quá trễ để thực hiện điều mình ao ước phải không em?…Cầu nguyện cho con đường dâng hiến của anh nhé!


Gió bấc về …Nơi ấy, chẳng biết mùa đông có lạnh lắm không? Chẳng biết những cơn gió bấc mùa này có làm em thấy se lòng… Nơi ấy có những tách café mỗi buổi sáng mùa đông cho một ngày mới không em?… Nơi ấy giờ không có anh…

Em biết không…

Anh cảm thấy hối tiếc vì sao mình lại đi tìm điều giản dị ấy ở nơi xa lạ trong từng ấy năm, vì sao anh đã có thể mất quá nhiều thời gian ở bên cạnh em mà mơ ước những điều giản dị ấy… Người ta nói yêu một ai đó là sẽ không bao giờ hối tiếc, nếu hối tiếc có nghĩa là bạn chưa yêu người ta mà đó chỉ là một tình cảm tương tự như tình yêu mà thôi…

Và anh tin, anh tin mình đúng khi quyết định ra đi, anh tin mình đúng khi rời khỏi mảnh sân con đầy hoa nắng ấy để tới nơi này, với con sông hiền hòa vỗ về, để quên đi tháng năm bơ vơ một mình giữa phố đông xa lạ… anh đã đúng khi buông tay em để trở về là chính anh, bình thường và giản dị…

Mùa đông 2010-2011 gửi em

Đi tu, bên Đạo Công Giáo, có phí uổng cho đời không? – “Cứ để mặc cô ấy làm…”

… Chà phung phí quá ! Sao lại đi tu chứ ? Cỡ như thầy, như soeur mà lo giúp đời, thì hay biết mấy? Trong khi có bao nhiêu điều cần làm trong lãnh vực bác ái và cả trong việc loan báo Tin Mừng, người ta có thể làm mà không cần có những cam kết đặc biệt của đời tu… Phải chăng là một sự phung phí năng lực mà con người có thể thi thố và giúp ích cho Giáo Hội, vừa có lợi cho xã hội?
Thực ra, vấn nạn trên đã xưa như trái đất, thời nào cũng có người thắc mắc, có phần tâng bốc ông thầy, lấy lòng masoeur, hoặc hiểu đời tu cách sai lạc, hiểu và nhìn đời tu dưới lăng kính cầu lợi vật chất.
Nếu đem so sánh với Tin Mừng thánh Gioan, thì thắc mắc trên có khác gì lời cằn nhằn đầy giả dối của Giuđa khi tỏ ra tiếc xót bình dầu quý của cô Maria: “Phung phí quá! Nếu dùng tiền tương đương bình dầu đó mà giúp người nghèo thì hay biết mấy…” Và Chúa Giêsu đã trả lời : “Cứ để mặc cô ấy làm”.
Người đời quan niệm là như thế là do phần lớn chỉ thấy những cái lợi thực tế bề ngoài, chứ không nhận ra được giá trị và hiệu năng của bậc tu trì. Nhưng làm sao chứng minh được gía trị và hiệu năng ấy cho mọi người?

Xin được trả lời qua bốn vai trò của tu sĩ là: Hiển thị, yêu mến, trung gian và bóng mát.
1. Hiển thị
Trong Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến (25-03-1996), Đức Thánh Cha đã dùng đoạn Thánh Kinh tường thuật việc Chúa đem ba môn đệ thân tín lên núi Ta-bo và hiển dung trước mặt họ, để tỏ cho họ biết sự thật cuối cùng về Đức Ki-tô. Nhưng liền sau đó, ngài lại dẫn họ xuống với mọi người đang chờ đợi các mình.
Theo thiển ý của người viết, phải chăng Đức Thánh Cha ngụ ý muốn các tu sĩ phải học đòi Đức Ki-tô để cùng hiển dung với Người. Các môn đệ không được để ý tưởng dựng ba cái chòi che khuất, cũng không nằm bất tỉnh dưới đất. Vì Chúa đưa họ lên cao là để chiêm ngưỡng sự hiển dung của Người.
Đời tu, trước hết là một cuộc hiển dung, vì tu sĩ đã mặc lấy Đức Ki-tô và phản chiếu ánh linh quang của Ngài cho nhân loại
Điều mà đời tu có thể mang đến được cho con người mọi thời mọi nơi, dù dưới hình thức nào, chính là giúp cho họ thấy và cảm nghiệm được sự thật cuối cùng của họ: họ là con cái Thiên Chúa, đã được Đức Giê-su giải thoát và nay được mời gọi tiếp tục vượt qua cảnh nô lệ tối tăm để bước vào miền tự do và ánh sáng, một hành trình khởi đi từ dân Do-thái và đang được hoàn thành trong lịch sử hôm nay (x. Các Bài Suy Niệm p. 125).
Sự đóng góp của đời tu, trước hết là đóng góp cho chính Giáo Hội. Bằng chính cuộc sống triệt để của mình, tu sĩ nhắc nhở và làm hiển thị cho Giáo Hội và các Kitô hữu thấy ơn gọi và thân phận thật của Giáo Hội cũng như của mọi Kitô hữu, chính là trở thành con cái Thiên Chúa.
Đã nhiều lúc Giáo Hội bị hoàn cảnh bên ngoài lôi kéo tới mức quên mất hay không còn coi trọng ơn gọi căn bản ấy. Chính trong khi làm công việc nhắc nhở và hiển thị này, đời tu được nhìn nhận là đã diễn tả rõ ràng bản tính sâu xa của ơn gọi Kitô Giáo “là không chỉ đóng vai trò trợ giúp và nâng đỡ Giáo Hội như trong quá khứ trước đây, mà còn là ân huệ quý báu và cần thiết cho hiện tại và tương lai của Dân Chúa, vì đời tu nằm trong nếp sống, sự thánh thiện và sứ mạng của Dân Chúa một cách rất thâm sâu” (VC 3).
Thử hình dung xem Giáo Hội và các Kitô hữu đã có thể đi lệch xa mục tiêu và bản chất thật của mình tới mức nào, khi trong lịch sử, không xuất hiện kịp thời những con người tu trì và những đường lối tu hành thích hợp (x. Các Bài Suy Niệm p. 126).

2. Yêu mến
Thánh Phao-lô từng quả quyết về sự cao trọng và trường tồn của đức mến. Tất cả sẽ qua đi tất cả, chỉ có đức mến lưu danh muôn thuở và là tiếng thơm cho đời.
Hơn ai hết, đức mến của các tu sĩ phải vượt trên mọi mức độ có thể định nghĩa, nghĩa là yêu như Chúa yêu, yêu đến hy sinh cả tính mạng. Cho đi một cách nhưng không, không tính toán và hoàn toàn vô vị lợi – “không để lòng quảng đại gặp được lòng biết ơn”.
Thiên Chúa có thể dè dặt trước mọi hành động của con người, riêng về lòng mến thì luôn được Người đề cao khích lệ, cho dù những việc làm về lòng mến đôi khi có phần khác thường dưới con mắt người đời. Chúa đã từng trách Giu-đa vì ông cằn nhằn trước hành động chan chứa yêu mến của Maria (lấy dầu xức chân Chúa) và Chúa đã bảo: “Cứ để cô ấy làm…” – cứ để cô tha hồ làm mưa làm gió để thỏa mãn con tim dâng tràn sự yêu mến…và đã làm cho cả nhà nực mùi thơm (x. Ga 12,3).
“Những ai đã bị vẻ đẹp và lòng nhân hậu của Chúa thu hút, sẽ thấy việc làm mà người đời cho là phung phí kia, lại chính là một cách đáp trả hiển nhiên cho một mối tình, là một cách bày tỏ lòng tri ân vì đã được Chúa chọn cách đặc biệt để hiểu biết Con Chúa và chia sẻ sứ mạng của Ngài trong thế giới” (VC 104).

3. Trung gian
Con người trong bất cứ thời đại nào, lúc bình an hay đau khổ, đều không thể thiếu đời sống tâm linh, cho dù những cảm xúc về tâm linh đối với một số người không thường xuyên, nhưng ít nhiều hay hơn một lần, họ đã từng tìm đến cầu may, bái phúc nơi cửa chùa, đất thánh… Và mỗi lần muốn cầu xin hay tạ ơn điều gì với thần thánh thì họ thường nhờ đến các tu sĩ (theo tín ngưỡng của họ), để họ cầu nguyện cho. Và đương nhiên họ sẵn sàng đền công qua những lễ vật dâng cúng.
Tắt một lời, mọi người luôn quan niệm rằng những tu sĩ là những người ưu tuyển, mới xứng đáng đàm đạo với Thiên Chúa để cầu xin cho họ. Đó là một quan niệm đúng đắn và thực tế đang chứng minh như vậy. Vì thế, những tu sĩ đã được mang danh là trung gian chuyển cầu và trung gian tạ ơn: trung gian Thiên Chúa ban ơn lành cho nhân loại và trung gian dâng những lời khẩn nguyện, tạ ơn của nhân loại lên Thiên Chúa, thì họ phải thế nào để không bị mang tiếng là ‘hữu danh vô thực’, không để phụ lòng kỳ vọng của mọi người.
Sách Xuất Hành 17, 8-13 tường thuật việc dân Do-thái đánh nhau với quân Amalekh: Cứ mỗi lần ông Môi-sê giơ tay lên cầu nguyện thì quân của ông Giosuê chiến thắng, nhưng khi ông Môi-sê mỏi bỏ tay xuống thì dân Do-thái bị đánh tan tác. Khi đem so sánh hình ảnh này với các tu sĩ chuyên lo về cầu nguyện thì thấy vai trò trung gian và giá trị của họ cao quý dường nào. Thật vậy, nếu một ngày nào đó, tu sĩ cảm thấy mệt mỏi, không giơ tay lên để cầu nguyện nữa thì nhân loại sẽ khốn đốn vì sự dữ.
Có người cho rằng chẳng có thần minh nào cả, hoặc nếu có thì cũng chẳng có sự thưởng phạt gì. Vì kẻ ác cứ nhởn nhơ, xã hội cứ tục hóa, mà Thiên Chúa chẳng can thiệp gì, nếu có, tại sao Ngài không cảnh cáo, không can thiệp? Họ đã lầm, vì nếu Thiên Chúa cứ theo lẽ công thẳng mà xử trị như Đại Hồng Thủy, thì liệu còn có được bao nhiêu người còn sống? Bởi vì như tác giả Thánh Vịnh 142,2 đã viết: “Xin chớ đòi tôi tớ ra xét xử vì trước Thánh Nhan Chúa, chẳng có người nào là công chính”.
Thành phố lớn cỡ Sôđôm và Gômôra, mà chẳng kiếm cho đủ 5 người công chính, điều đó cho thấy số người xứng đáng trước trước mặt Thiên Chúa rất ít, và cũng cho thấy tình thương của Chúa rất bao la.
Rất may trong mọi thời đại (từ sau Chúa Giáng Sinh), không bao giờ vắng bóng các tu sĩ, các linh mục… và những con người đạo đức. Chính họ là những trung gian cầu xin sự tha thứ và xin Chúa ban muôn ơn lành cho nhân loại. Chính các tu sĩ (cách riêng là các Đan Sĩ) họ đang ngày đêm nói khó, ngày đêm mặc cả với Chúa như Abraham trong câu chuyện thành thành Sôđôm bị phá hủy (x. St 19, 23-32). Và có lẽ trong thế giới, dù có tội lỗi đến đâu, vẫn còn có những người ngày đêm hy sinh cầu nguyện để Chúa ban bình an cho nhân loại, dù không hoàn hảo, nhưng chắc chắn họ vẫn được Chúa ưu ái kể họ là “người công chính”. Nếu có mười người công chính thôi, thì Chúa sẽ tha cho cả thành Sôđôm, đang khi mọi nước trên thế giới hầu như đều có sự hiện diện của các tu sĩ, những người được kể là ưu tuyển của Thiên Chúa và theo một cách nào đó, có thể coi là “công chính”, thì làm sao Chúa nỡ đánh phạt thế giới khi hằng ngày vẫn có lớp lớp người giơ tay lên cầu xin sự tha thứ cho nhân loại. Người viết dám mạnh miệng nói rằng, nước Việt Nam vẫn mãi đứng vững vì khắp Trung, Nam, Bắc, đều có những Hội Dòng.
Như vậy, sứ vụ đặc biệt của tu sĩ mà hầu hết mọi tín hữu đều tin tưởng và kỳ vọng, đó là thay thế mọi nguời cách xứng đáng để dâng lên Thiên Chúa những nhu cầu của dân. Vì thế, chúng ta chẳng lạ gì việc người ta cứ đem tiền dâng cúng để nuôi các tu sĩ và đem lễ vật để xin các tu sĩ cầu nguyện cho.

4. Bóng mát
Người viết xin được đưa ra một lập luận nho nhỏ từ đoạn Tin Mừng kể về dụ ngôn hạt cải: “Nước trời giống như hạt cải gieo xuống đất nhưng khi mọc lên thì thành cây rau lớn và chim trời có thể rủ nhau đến trú ẩn”. (x. Lc 13,18-19). Theo suy nghĩ của người viết, tuy cuộc sống âm thầm, nhưng các tu sĩ lại là chỗ dựa tinh thần cho những ai muốn tìm lại sự an tĩnh trong tâm hồn.
Trong những năm gần đây, nhiều người bắt đầu cảm thấy mệt mọi với cơn lốc thị trường, với cảnh xô bồ hối hả, với không gian ồn ào náo nhiệt. Nhiều người cảm thấy sự trống vắng và chán nản, họ bắt đầu tìm đến các chùa chiền và dòng tu để tìm sự an tĩnh, đặc biệt là sự bình an cho tâm hồn. Chính vì vậy mà hơn lúc nào hết, cây đại thụ của Giáo Hội cần tỏa bóng râm để làm giảm bớt sự căng thẳng nóng nực của thế giới, là nơi có thể làm thỏa mãn những nhu cầu tâm linh của con người. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà khách của các Đan Viện quá tải vì khách đến tĩnh tâm quá đông, bởi vì khi ra về, hầu hết khách đều chân nhận rằng: Không gian Đan Viện làm cho tâm hồn họ lắng đọng, và đặc biệt mỗi lần tham dự giờ kinh chung với các thầy, các soeurs, lời kinh tiếng hát đã làm cho họ cảm thấy lòng thơ thới hân hoan, cảm nhận được một sự bình an khó tả.

Kết luận
Có nhiều cách phục vụ con người: chính trị gia thì vạch ra chính sách và đường lối cai trị, nhà kinh doanh thì mua bán trao đổi, nhà sản xuất thì làm ra hàng hóa phục vụ các nhu cầu đời sống, y bác sĩ thì chăm lo sức khỏe, bậc phụ huynh thì nuôi nấng bảo ban, các giáo viên thì khai tâm mở trí…, còn các tu sĩ thì có thể làm tất cả các việc ấy, nhưng trên hết, vẫn là làm sao để hiển thị cho mọi người biết chức vị làm con Thiên Chúa, cháy lửa mến yêu Chúa trong tha nhân, luôn giơ tay lên trời để lãnh muôn ơn lành cho thế giới và trở thành nơi đáng tin cậy cho mọi tâm hồn đến nương nhờ.
Đây không phải là một điều gì mới lạ hay là sáng kiến cá nhân, mà chính là đường mà chính Đức Giêsu- Thầy Chí Thánh đã đi. Các tu sĩ còn nhớ: khi giới thiệu Đức Giêsu là Con yêu dấu, Chúa Cha lập tức ra lệnh cho các Tông Đồ phải “vâng theo Ngài”, là phải bắt chước Ngài, phải đi cùng con đường của Ngài đã đi, nghĩa là thực thi trọn vẹn sứ vụ của mình.
Tu sĩ không thực hiện những sứ vụ này trong một thời gian giới hạn, hay là dễ thì làm khó thì lui, nhưng cương quyết thực hiện từng giây phút trong cuộc đời, biến nó thành một nếp sống vĩnh viễn và đóng dấu xác nhận trong trái tim đầy nhiệt huyết của mình. Có như thế, mới thay đổi được lối nhận thức thiển cận của nhiều người từng ca thán: đi tu là uổng phí tài năng, mà trái lại, họ cảm thấy an tâm và vui sướng vì có những tu sĩ tuyệt vời – không làm gì cả, nhưng lại làm tất cả…!