"Con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gửi cho họ Thánh Giá sao?"

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Dòng thừa sai bác ái Chúa Kito

DÒNG THỪA SAI BÁC ÁI CHÚA KITÔ

1. Nguồn gốc Hội dòng :

Tháng 7 năm 1973, theo lời mời của Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, Mẹ Têrêsa Calcutta đã sai 7 thầy thuộc nghành nam Thừa Sai Bác Ái đến Sài Gòn để phục vụ và chăm sóc cho những người nghèo khổ tại đây. Biến cố 30/04/1975 xảy đến, các thầy đã phải lánh nạn và tản cư sang Hồng Kông. Vì tha thiết yêu mến Linh đạo của Mẹ Têrêsa, năm 1979 Đức Tổng Phaolô Bình đã cho phép nhóm nữ tu do chị Marie Francoise Hà Thị Thanh Tịnh phụ trách được hình thành với danh hiệu Thừa Sai Bác Ái Chúa Ki-tô và sống theo Linh đạo của Mẹ Têrêsa Calcutta :
2. Sứ mạng: Chầu Thánh Thể hằng ngày và phục vụ vô vị lợi cho những người nghèo nhất 
                   trong những người nghèo.
3. Mục Đích: Làm vơi cơn khát vô tận của Chúa Giêsu trên Thánh giá vì yêu các linh hồn.
4. Tinh Thần: Sống hoàn toàn phó thác, tin tưởng, yêu thương và tràn đầy niềm vui như đã 
                      được sống bởi Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong Phúc Âm.



Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình Tổng Giáo Phận Sài Gòn
 
- Sinh ngày 01/9/1910 Tại Sài Gòn.
                                  - Vào Chủng Viện Sài Gòn năm 1922.

                                  
- Thụ phong Linh mục ngày 27/3/1937.   
                                  - Du học tại Roma 1939.
                                  - Tòa Thánh chọn làm Giám Mục Cần Thơ ngày 20/9/1955.
                                  - Được tấn phong Giám Mục ngày 30/11/1955.
                                  - Tòa Thánh bổ nhiệm Tổng Giám Mục 1960 - 1995.
                                  - Khẩu hiệu "Euntes Docete" (Hãy đi rao giảng).
                                    An nghỉ trong Chúa ngày 01.07.1995 Hưởng thọ 85 tuổi. 
5. Hoạt động tông đồ của Dòng : 
* Mở nhà mái ấm đón nhận các cô gái lỡ lầm, cứu thai nhi.
* Nhà cô nhi giúp các em cô nhi nhỏ chưa tự lập được.
* Mở nhà tình thương đón nhận và chăm sóc cho các cụ già neo đơn,bị bỏ rơi.
* Chăm sóc các nạn nhân HIV/AIDS. 

* Giúp giáo lý tại các giáo xứ.
* Mở trường mẫu giáo chăm sóc các cháu gia đình nghèo.
* Chầu Thánh Thế hằng ngày.
         Chầu Thánh Thể hằng ngày
 6. Bổn mạng
 Hội dòng được dâng cho Mẹ Maria Trinh Nữ Vương, vì Hội dòng được sinh ra nhờ sự bảo trợ của Mẹ và phát triển qua sự cầu bầu không ngừng của Mẹ.
Lễ Bổn mạng mừng ngày 22-8.

7. Điều kiện gia nhập:


- Thiếu nữ Công giáo tuổi từ 18-30,
- Trình độ văn hoá hết lớp 12 trở lên
- Có ước muốn dâng mình cho Chúa qua tinh thần sống nghèo và phục vụ người nghèo.

8. Lịch sử Hội dòng :


IÂm thầm hiện diện và hoạt động ( từ 1979 - 1984 ) Do hoàn cảnh chính trị khó khăn, đặc biệt sau biến cố 30/04/1975, nhóm nữ tu đầu tiên gồm 7 người thường âm thầm hoạt động trong các bệnh viện tại Sài Gòn, chăm sóc thuốc men, cơm cháo và âm rước Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân nghèo không có điều kiện được chữa trị trong bệnh viện, phải nằm bên ngoài cổng các bệnh viện; đồng thời châm cứu, khám và chữa bệnh miễn phí tại Trạm y tế Phường 13, Quận Phú Nhuận.Tp.HCM.

II. Giai đoạn từ 1985 - 1995 
- Mở lớp chăm sóc các trẻ em khuyết tật tại số 428 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Quận Phú Nhuận. Lớp có 35 cháu ( từ 1987 đến 1995 ). 
- Mở lớp Tình Thương Phổ Cập giúp các em dân tộc và vùng kinh tế mới tại Giáo xứ Xã Đoài, Đức Minh, Buôn Mê Thuột ( từ 1991 đến 1995 ).
- Tham gia lớp dạy cắt may cho các thiếu nữ nghèo tại Quận Phú Nhuận (Từ 1993 - 1997). 

Năm 1980:
Đức Tổng Phaolô Bình đã viết thư giới thiệu các chị em cho Mẹ Têrêsa ở Cacutta; và Mẹ đã xin Đức Tổng chờ đợi thêm cho đến khi Mẹ có thể sang Việt Nam. Mãi cho đến năm 1991, Ngài lại viết thư cho Mẹ Têrêsa. Tháng 9/1991, Mẹ đã xin đựơc Visa sang Việt Nam, nhưng chỉ được phép đến Hà Nội; và dịp này Mẹ đã xin chính phủ Việt Nam cho phép các nữ tu của Mẹ sang phục vụ trong nước Việt Nam.
Ngày 04/11/1993 Mẹ Têrêsa mới được phép vào Sài Gòn. Ông Lãnh Sứ Quán Ấn Độ và cô thư ký của ông ra đón Mẹ. Cùng đi với Mẹ có Sister Nirmala Phó Tổng Quyền và Cô Jannette là bác sĩ chăm sức khỏe cho Mẹ. Sau khi lên xe của ông Lãnh Sứ Quán Mẹ Têrêsa đưa cho Ông ấy tên Hà Thị Thanh Tinh và Đoàn Thị Bạch Hảo ( ghi rõ địa chỉ ) là người Mẹ muốn gặp. Ông Lãnh Sứ Quán Ấn đưa Mẹ về tới khách sạn Caraven ( vì lúc đó người đân không được phép đón người ngoại quóc trong nhà mà bất cứ khách nào cũng vậy). Ông Lãnh sứ Quán cho cô thư ký đi tim kiếm người mang tên Hà Thị Thanh Tinh để người này lên gặp Mẹ. Sau khi gặp cô thư ký Thanh Nga, hai Soeur Thanh Tịnh và Bạch Hảo lên gặp Mẹ với niêm vui khôn tả. Vừa gặp hai chị em, Mẹ đã ôm hôn và nói:" Me muốn gặp các con lâu rồi nhưng chưa có cơ hội..." Sau đó Mẹ nói Sr Thanh Tịnh gọi điện thoại sang tòa Giám Mục để xin cho Mẹ cuộc hẹn gặp Đức Tổng Phaolô vào ngày hôm sau. Thời gian đó số chị em Việt Nam đã tăng lên 20 chị em. 

Đầu năm 1994 Mẹ Têrêsa đã đưa 8 nữ tu của Mẹ đến phục vụ cho những người nghèo tại Việt Nam. 4 Sisters phục vụ các trẻ cô nhi và khuyết tật tại số 38 Tú Xương Sài Gòn và 4 Sisters phục vụ trẻ em khuyết tật tại Trung Tâm Khuyết Tật Thụy An, Ba Vì, tỉnh Hưng Hóa. Các Sisters làm việc tại Tú Xương hằng tuần sang 428 Huỳnh Văn Bánh Phú Nhuận sinh hoạt với các chi em Việt Nam. Năm 1994 Mẹ Teresa đến Việt Nam 3 lần, Mẹ thường lui tới với các chị em tại 428 HVB.
Đức Tổng Phaolô Bình có ý định xin cho 20 chị em này vào Dòng của Mẹ Têrêsa để được huấn luyện và sau sẽ trở về phục vụ tại Việt Nam. Mẹ Têrêsa đã nhận 20 chị em vào Hội dòng của Mẹ. Mẹ Têrêsa và các Sisters cùng các chị em Thừa Sai Việt Nam trong Phòng Nguyện tại Nhà 428, sau Thánh Lễ Tạ Ơn ngày 12/11/1994 có sự hiện diện Mẹ Têrêxa, Sister Nirmala, 4 Sisters tại 38 Tú Xương cùng các chị em Việt Nam tại phòng nguyện nhà 428 Huỳnh Văn Bánh,ngày 25/03/1994.
Tháng 5 năm 1994 Mẹ Têrêsa đã xin chính quyền Việt Nam  cho phép 7 chị em Việt Nam sang Ấn Độ để được huấn luyện; đồng thời, Mẹ đã làm đơn gửi cho chính phủ Việt Nam kèm với danh sách 20 chị em Việt Nam để xin mở nhà huấn luyện tại số 428 Huỳnh Văn Bánh, F.14, Phú Nhuận, nhưng Mẹ Têrêsa đã không nhận được sự chấp thuận của chính quyền.
Các Sisters phục vụ tại hai cơ sở trên chưa đầy 2 năm thì nhận được lệnh Nhà Nước Việt Nam không cho phép các chị gia hạn visa và phải rời khỏi Việt Nam.
Ngày 21/12/1995, Mẹ Têrêsa, Sister Nirmala từ Singapor bay qua Hà Nội gặp chính quyenf Hà Nội để xin gia hạn visa cho các Sisters; nhưng Mẹ đã chờ hết cả buổi sáng mà không có ai tiếp. Đến khoảng 3 giờ chiểu, có một người ra trả lời với Mẹ là nội trong ngày mai (tức ngày 23/12/1995) các nữ tu của Mẹ phải rời khỏi Việt Nam.
Ngày 23/12/1995 Mẹ Têrêsa và các nữ tu của Mẹ phải rời khỏi Việt Nam. Với hoàn cảnh khó khăn Mẹ Têrêsa đã không thể mở nhà tại Việt Nam theo mong ước của Mẹ, cũng không thể bảo lãnh các chị em Việt Nam sang Ấn Độ để được huấn luyện. Mẹ nói " sau này nếu các chị em muốn thì Mẹ và Hội dòng của Mẹ sẵn sàng đón nhận hoặc sát nhập vào Hội dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ."  Mẹ Têrêsa đã trăn trở nhiều về ơn gọi của các chị em Việt Nam và để các chị em an tâm trong đời sống thánh hiến hầu làm sáng danh Chúa và hữu ích cho các linh hồn, nên ngày 01/4/1996, Mẹ đã viết thư cho Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi - Giám quản Tông toà Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh lúc đó- xin Đức Cha thành lập các chị thành hội dòng thuộc giáo phận. 

Ngày 25/3/1996, Đức Cha Nicôlas Huỳnh Văn Nghi đã ký Quyết Định, công nhận Hội dòng là dòng thuộc Giáo phận Sài Gòn với tên gọi mới là Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô, sống theo Linh đạo của Hội dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa Calcutta khi Đức Cha Nicôlas Huỳnh Văn Nghi còn làm Giám quản Tông tòa Gp. Tp. HCM (1993 – 1998)

II. Giai đoạn từ năm 1996 đến 2007 :

Với sự bầu cử của Mẹ Têrêsa, Hội dòng đã gia tăng nhiều ơn gọi mới, cũng như các thí điểm truyền giáo. Đến năm 2007, Hội dòng đã hiện diện và hoạt động trên các giáo phận :

Giáo phận Tp.Hồ Chí Minh :
- Nhà Mẹ,
-1 Nhà Tình Thương đón những người vô gia cư tại Tân Thông Củ Chi
-4 nhà mở đón tiếp các cô gái lầm lỡ, cứu thai nhi.Trong địa bàn quận Gò vấp
-2 nhà cô nhi, 1 nhà cho trẻ nam và 1 nhà cho trẻ nữ đang theo học cấp 1, 2 và cấp 3
-1 trường mẫu giáo và 1 nhóm trẻ gia đình giúp các trẻ em nghèo ở Hóc Môn.
-3 Cộng đoàn - một cộng đoàn giáo xứ Tân Qui - một cộng đoàn ấp 6 Xã Nhị Bình - một cộng đoàn Bình Mỹ Củ Chi.
Giáo phận Long Xuyên :
1 trường Phổ Cập ở Hòn Đất, Kiên Giang. 
1 cộng đoàn tại Giáo xứ Tân Lập, giúp giáo lý và thăm viếng người bệnh, người già neo đơn.
- Giáo phận Mỹ Tho : 
1-cộng đoàn  giáo xứ Thánh Tâm.
1-cộng đoàn thuộc giáo xứ Hòa Bình, Cà Dăm, Huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Giúp ca đoàn, dạy giáo lý và xóa mù chữ cho thanh thiếu niên .
- Giáo phận Bà Rịa : 
1-cộng đoàn giúp dạy giáo lý, thăm viếng bệnh nhân và người già neo đơn tại giáo họ Long Điền và giáo xử Hải Lâm.
1- Nhà Tình Thương đón nhận các cụ già neo đơn và các cô cơ nhỡ và bị bạo hành. Đầu năm 2014 có 20 bà
- Giáo phận Phú Cường :
1- Phục vụ Nhà Dưỡng Lão Tình Thương tại giáo xứ Tân Thông ở Củ Chi - Năm 2014 trên 70 cụ già vô gia cư
1- Mở Mái Ấm tại giáo xứ Búng Thuận an đón nhận các cô gái lỡ lầm, cứu thai nhi - từ năm 2006đến 2014 trên 500 thai nhi
1- Phục vụ Nhà Tình Thương Samaritanô tại TGM Phú Cường- đầu năm 2014 có trên 20 cụ bà neo đơn
1- Nhà Tình Thương Phước Điền - Tây Ninh. Đầu năm có  trên 40 cụ bà vô gia cư

Tại bệnh viện Nhân Ái (Trung Tâm Trọng Điếm ) tỉnh Bình Phước : đã có 12 nữ tu hiện diện và phục vụ các bệnh nhận HIV/AIDS trong 4 năm qua.

- Tại Pháp : 
2 cộng đoàn phục vụ cho người vô gia cư và nhà mở tiếp đón các phụ nữ ngoài đường phố trong Giáo phận Nice.
- Tại Mỹ :
1- Cộng đoàn dạy giáo lý cho trẻ em trong giáo xứ St. Philip Apostle Church, thuộc  Giáo phận Corpus Christi, Texas.
1- Các chị em phục vụ Nhà Dưỡng Lão , cũng như thăm các người già neo đơn...
     Đầu tháng 9 năm 2012 chị em bắt đâu hiện diện tại đây. Cộng đoàn thuộc giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp Dallas.
1- Cộng đoàn Holy Family tại giáo phận San Jose, California
1- Cộng đo&

0 nhận xét:

Đăng nhận xét