"Con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gửi cho họ Thánh Giá sao?"

Tình yêu là số 0!

Tình yêu là số 0. Dù có thêm bao nhiêu vào bao nhiêu số 0 đi chăng nữa, thì kết cục cũng chỉ nhận lấy thất bại mà thôi... Đừng có ngớ ngẩn như vậy chứ. Số 0 là điểm khởi đầu của tất cả. Không xuất phát từ nó thì không gì có thể tồn tại được!

Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít

Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật. (Mc 16: 15-18)

Tôi ghét sách!!!

Chúng chỉ dậy tôi về những điều mà tôi chẳng biết gì. Tôi đọc lòi cả mắt và vẫn không đọc được đủ tới một nửa... Tôi càng đọc nhiều, tôi càng thấy còn nhiều điều cần phải đọc.

Tôi sống hết tôi từng khoảnh khắc.

Vì chúng ta còn trẻ nên một ngày không cần phải quá bình yên. Vì chúng ta còn trẻ hãy cứ điên, nếu có sai chúng ta vẫn còn đủ thời gian làm lại mà... Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa.

"Tôi tên là Giêsu của Têrêsa"

- Này em, em tên gì? - Thưa bà, vậy bà tên chi? - Tôi tên là Têrêsa của Chúa Giêsu. Cậu bé mỉm cười rất dễ thương tiếp lời: - Tôi, tôi tên là ... Giêsu của Têrêsa! Nói xong, cậu bé "Giêsu của Têrêsa" biến mất...

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Dòng Thánh Thể S.S.S

DÒNG THÁNH THỂ 
(S.S.S.: SOCIETAS SANCTISSIMI SACRAMENTI)

Lược sử:

 Thánh tổ phụ Phêrô Giuliano Eymard (1811-1868) lập dòng năm 1856 tại Paris, được Đức Thánh Cha châu phê ngày 3 tháng 6 năm 1863. Hiến pháp Dòng được phê chuẩn ngày 1-8-1984. Dòng được thành lập tại Việt Nam ngày 5-2-1973.

Bổn mạng:

- Lễ Đức Mẹ Chúa Giêsu Thánh Thể 13-5.
- Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô (lễ hiêïu của Dòng).
Tôn chỉ: sống sung mãn Mầu nhiệm Thánh Thể và trình bày ý nghĩa của Mầu nhiệm ấy.

Hoạt động:

- Cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể,
- Dạy giáo lý và chuẩn bị rước lễ lần đầu cho người lớn,
- Rao giảng Lời Chúa trong các buổi tĩnh tâm,
- Tổ chức các đại hội Thánh Thể,
- Mở các trung tâm cầu nguyện, tĩnh tâm dành cho người lớn, đặc biệt là cho giới trẻ,
- Đón tiếp các linh mục.

Nhân sự: 

Có 4 cộng đoàn, 21 linh mục, (14 ở Việt Nam, 7 nước ngoài); khấn trọn 29, khấn tạm 16, tập sinh 7, thỉnh sinh 50, tìm hiểu 50.

Điều kiện tuyển chọn:

- Các bạn nam có ước muốn tìm hiểu và dấn thân trong đời sống tu trì. 
- Tốt nghiệp PTTH hoặc đang ôn thi vào ĐH, CĐ: Tuổi từ 18 đến 22.
- Đã TN hoặc đang học ĐH hoặc CĐ (hệ chính quy): Tuổi không quá 28.
- Những bạn trẻ chọn theo ơn gọi tu huynh: Tốt nghiệp PTTH, tuổi không qúa 40.

Địa chỉ liên lạc:

* GP. Tp. HCM (GX. Khiết Tâm- Thủ Đức)
ĐC: 15b khu phố 4 – P. Bình Chiểu – Q. Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: (08)3.729.0026. 
LH Cha Phêrô Cung (090.906.9070); Cha GB. Cường (090.867.7856).

* GP. Xuân Lộc (GX. Hải Dương, Biên Hòa- ĐN)
ĐC: Khu phố 6 – P. Hố Nai – TP. Biên Hòa.
ĐT: (0613). 881.296. Liên hệ Cha Giuse Vinh ( 0122.726.2621)

(0613). 881.054. Liên hệ Cha Giuse Bình ( 098.833.0430)

Bề trên đương nhiệm:

Lm. Vinh Sơn Nguyễn Văn Hoà, sinh 1956, khấn dòng 1978, lm 1993.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Dòng La San (nữ)

1. Nguồn gốc dòng nữ La San

Vì nhu cầu rộng lớn của sứ mạng giáo dục, dòng nữ La San được hiện diện để cộng tác với các sư huynh Việt Nam chuyên lo việc giáo dục trẻ em, nhất là trẻ nghèo theo Tinh thần và Linh đạo Thánh Gioan La San.

2. Tiểu sử Thánh Gioan La San:

- Sinh ngày: 30/4/1651 tại thành Reims, Pháp. Ngài là con đầu trong gia đình quyền quí và đạo đức De La Salle.
- 4/1678: Gioan La San thụ phong Linh mục.
"Lòng thương cảm đối với trẻ em nghèo"
- 3/1679: Gioan La San gặp ông Nyel và giúp ông mở trường dạy học cho các trẻ em nghèo.
- 1680: Gioan La San cùng với các thầy lập dòng các Sư huynh trường Kito.
"Vị thánh của Thiên Chúa"
- 7/4/1719: Gioan La San qua đời, hưởng thọ 68 tuổi.
- 19/2/1888: Đức Thánh Cha Leon XIII tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước.
- 24/5/1990: Thánh Gioan La San được tôn phong lên bậc Hiển Thánh.
- 15/5/1950: Đức Thánh CHa Pio XII tôn phong Ngài làm Quan Thầy các nhà giáo dục Kito.
- Vào thế kỉ XVII: Thế giới nhìn nhận Thánh Gioan La San như một nhà giáo dục tài ba và là người đi tiên phong trong việc đào tạo có hệ thống các Nhà Sư Phạm.

3. Lịch sử hội dòng

- 1966: Với sáng kiến của một số Sư huynh dòng La San Việt Nam và được sự chấp thuận của Sư huynh Michel Jacques, Phụ Quyền (FSC) cùng với Bề trên Giám Tỉnh, Tỉnh dòng La San Việt Nam thành lập dòng nữ La San. Lớp ứng sinh đầu tiên được đào tạo tại trường ADRAN - Đà Lạt dưới sự dìu dắt của các Sư huynh và Nữ tu Marie Alberrt - Dòng Chúa Quan Phòng.
- 1969: Tỉnh dòng La San Việt Nam đã cho chị em một miếng đất tại Mai Thôn, vùng ngoại ô Sài Gòn làm nơi khai sinh hội dòng.
- 1970: Sau một thời gian thử nghiệm, Đức cô TGM Phaolo Nguyễn Văn Bình cho phép mở nhà Tập Ad Experimentem với 6 Tập sinh đầu tiên.
Trong thời gian này, việc huấn luyện các chi em được trao cho nữ tu Marthe, do Dòng Chúa Quan Phòng biệt phái sang giúp.

Sau một thời gian, chị em nữ La San đã có thể tự đảm nhận hướng đi riêng của Hội dòng nên Nữ tu Marthe và Nữ tu Marie Albert trở về Dòng Chúa Quan Phòng.
- 1973: 5 chị Thái Lan được gởi sang Việt Nam để làm Nhà Tập và được khấn lần đầu vào 1974.
- 1975: Sau biến cố thống nhất đất nước, chị em phân tán, kẻ ở người đi. Các chị Thái Lan trở về nước, một số chị em sang Hoa Kỳ. Số chị em còn lại được SH. Lucien Hoàng Gia Quảng (Giám tỉnh đương nhiệm) đã tận tình giúp đỡ và cố gắng duy trì.
- 2000: Khánh thành Nhà Nguyện chính của Hội dòng và khu vực Nhà Mẹ.
- 23/1/2002: Hiến Pháp của Dòng đã được Tòa Thánh phê duyệt.
- 11/3/2002: Đức Hồng Y Gioan Batixita Phạm Minh Mẫn, TGM GP TP.HCM ký sắc lệnh và công bố chính thức thành lập dòng nữ La San như một Dòng thuộc quyền Giáo Phận.
- 2004: Tổng Công Hội lần IV (lần I chính thức của dòng sau khi Hiến Pháp được phê duyệt). Chị Mary Marre Chindahandamrong được bầu làm Tổng Quyền (nhiệm kỳ 2004 - 2010).

4. Đặc sủng hội dòng.

Trung thành với tiếng gọi của Thần Khí và với đặc sủng của Thánh Gioan La San, Đấng lập dòng các Sư huynh. Các chị em hiến mình cho Thiên Chúa để "cùng chung và liên kết với nhau chu toàn thừa tác vụ tông đồ giáo dục..." (HP.2).

5. Linh đạo hội dòng

Bắt nguồn từ đặc sủng La San, tinh thần của dòng nữ La San là tinh thần đức tin. Cho nên, chị em chỉ nhìn nhận mọi sự bằng cặp mắt đức tin, làm mọi sự vì Chúa và qui mọi sự về Ngài. (HP.4).
Tinh thần đức tin được biểu lộ nơi các chị em qua lòng nhiệt thành lo cho các trẻ em được trao phó cho các chị. (HP.6).

6. Sứ mạng của hội dòng:

Sắc lệnh thành lập dòng nữ La San trao cho Dòng sức mạng là "phục vụ tha nhân bằng công việc giáo dục theo tinh thần thánh La San. Vì thế, cứu cánh của dòng là đem lại cho giới trẻ, đặc biệt trẻ em và người nghèo, một nền giáo dục nhân bản và Kito. (HP.3).
Đối với chị em nữ La San thì trường học là phương tiện tối ưu để thực hiện sứ mạng. Chị em mở trường, lớp, nhóm nhà trẻ mẫu giáo để dạy học.

7. Bổn mạng:

Ngày 15/5: Thánh Gioan La San quan thầy các nhà Giáo Dục.

8. Địa chỉ nhà mẹ tại Việt Nam

970 Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình Quới), P.28, Q.Bình Thanh, TP.HCM.
Điện thoại: 08 355.66.162
Email: lasancm@yahoo.com

9. Bề trên đương nhiệm:

- Teresa Clare Nguyễn Thị Sáng - Bề trên Tổng Quyền
- Teresa Võ Thiên Cư - Bề trên miền Việt Nam

10. Các hoạt động tại VN

- Giáo dục: Từ 1966, dòng đáp ứng một số nhu cầu giáo dục sau:
+ Trước 1975: Chị em dạy tại các trường Tiểu học của các Sư Huynh, tỉnh dòng La San VN.
+ Sau 1975: Chị em dạy các lớp Tình thương và trẻ em đường phố.

  • Mở các trường mẫu giáo và nhóm trẻ giúp công nhân có thể an tâm gửi con em để đi làm.
  • Cung cấp phòng ốc, phương tiện cho học sinh có điều kiện sinh hoạt về giáo dục nhân bản và các nhu cầu tâm linh.
  • Tổ chức các trại hè giúp học sinh khám phá và phát triển nhân cách.
- Mục vụ tại Giáo xứ:

  • Dạy giáo lý và đào tạo Giáo lý viên, ca viên, Linh hoạt viên.
  • Đến thăm hoặc trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân và người già yếu.
  • Phục vụ anh chị em dân tộc.
  • Đồng hành và chia sẻ với các Hội đoàn.

11. Các cộng đoàn:


a) Miền VN:

  • Tại TP.HCM: 1 Nhà Mẹ       2. Học Viện        3. Tập Viện       4. Thỉnh viện + Đệ tử.
  • Cộng đoàn Tình Thương (GX Lợi Hà - GP Xuân Lộc)
  • Cộng đoàn Long Hải (GX Hải Lâm - GP Bà Rịa)
  • Cộng đoàn Hòa An (GX Hòa An - GP Bà Rịa)
  • Cộng đoàn Tân Cang (GX Tân Cang - GP Xuân Lộc)
  • Cộng đoàn Lộc Thiên (GX Lộc Thiện - GP Phú Cường)
  • Cộng đoàn Lộc Thái (GX Lộc Thái - GP Phú Cường)
  • Cộng đoàn Tân Thành (GX Tân Thành - GP Phú Cường)
  • Cộng đoàn Phù Sa I (GX Phù Sa - GP Nha Trang)
  • Cộng đoàn Phù Sa II (GX Thanh Hải - GP Nha Trang)
b) Miền Hoa Kỳ:

  • Cộng đoàn San San Josse: 3 cộng đoàn
  • Cộng đoàn Houston: 1 cộng đoàn
c) Miền Thái Lan: 2 cộng đoàn

12. Nhân sự (2011)

- Tổng số: 108
- Khấn trọn: 43
- Khấn tạm: 47
- Tập sinh: 18

13. Điều kiện gia nhập

- Tuổi từ 18 - 25 (trừ trường hợp đặc biệt)
- Học lực bằng tú tài trở lên.
- Có ý hướng ngay lành
- Có sức khỏe tốt, tâm lý quân bình
- Yêu thích phục vụ trong việc giáo dục, đặc biệt trẻ nghèo.

14. Website: http://www.thelasallesisters.org/


Dòng La San (nam)

Dòng La San

Dòng La San (hay Dòng LasanDòng Sư huynh La San; hay còn gọi là Dòng Anh Em Trường Kitô. tên theo tiếng Pháp Frères des Ecoles Chretiennes, tiếng Anh viết là institute of the Brothers of the Christian Schools, tiếng Latinh viết là "Fratres Scholarum Christianarum" nên viết tắt là FSC, dịch sát nghĩa là "Dòng Sư huynh các trường Công giáo" nhưng thường gọi là Dòng Sư huynh trường Thiện giáo) là một dòng tu Công giáo Rôma với nhiệm vụ giáo dục là chủ yếu, đặc biệt là giáo dục cho trẻ em nghèo. Hệ thống các trường học thuộc dòng này có chất lượng giáo dục tốt nổi tiếng trên thế giới.
Tên dòng La San được viết từ tên vị sáng lập dòng là thánh Gioan La San (Jean-Baptiste de La Salle). Các tu sĩ dòng La San được gọi là sư huynh, ở Việt Nam nhiều người vẫn gọi các Sư huynh là Frère vì họ tuy khấn dòng nhưng không phải là linh mục. Dòng La San được thành lập năm 1680.

Lịch sử dòng

1. Đấng sáng lập
Dòng La San do thánh Jean-Baptiste de la Salle (tiếng Việt quen gọi là Gioan La San) thành lập.
Ông có ý tưởng lập trường nghĩa thục dạy miễn phí cho trẻ em nghèo nên bèn quy tụ một số bạn đồng ý chí để thành lập những trường như vậy, với tâm nguyện mọi người vừa điều khiển trường, vừa dạy học, vừa sống luôn trong cộng đồng của các em học sinh. Các tu sĩ của dòng La San tuy cũng có khấn dòng, nhưng họ không lãnh nhận Bí tích Truyền chức Thánh nên họ không phải là linh mục. Dòng La San là dòng tu nam đầu tiên của giáo hội Công Giáo không có linh mục.
Dòng La San được cho là tổ chức đầu tiên trên thế giới áp dụng những phương pháp sư phạm hiện đại. Thí dụ, ngay từ thời sơ khai, Gioan La San đã có khái niệm đặt lợi ích học sinh lên trên hết, và cấm thầy giáo không phạt học sinh bằng cách đánh đập.
Gioan La San mất vào Thứ sáu Tuần Thánh ngày 7 tháng 4 năm 1719 tại Saint-Yon, Rouen. Sáu năm sau, vào tháng 1 năm 1725, Giáo hoàng Biển Đức XIII đã chính thức công nhận Dòng La San. Ngày 19 tháng 2 năm 1888, Gioan La San được phong chân phước, và được phong hiển thánh vào ngày 24 tháng 5, năm 1900. Năm1950, Giáo hội Công giáo nhìn nhận Gioan La San là quan thầy các nhà giáo dục Công giáo.
2. Phát triển
Ngày nay dòng La San có mặt tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tông số Sư huynh trên thế giới hiện nay khoảng 4500.
Sư huynh Tổng Quyền đương nhiệm (2014 - 2021) là Sư huynh Robert Schieler.
Dòng đã tới Việt Nam từ 1866. Sau ít năm vắng mặt do chính sách chống các dòng tu của Đệ Tam Cộng hòa Pháp, dòng đã trở lại Sài Gòn 1890 và đã lãnh nhận trường Taberd, do cha Kerlan (MEP) lập ra. Từ đó, dòng đã phát triển và mở trường ở khắp Việt Nam cũng như Cambodia và Thái Lan.

Bổn mạng

Cha Gioan La San được tôn làm bổn mạng các nhà giáo dục Kito ngày 15/5/1950. Lễ mừng mỗi năm ngày 15/5 trở thành ngày truyền thống La San ở Việt Nam. Lịch phụng vụ của Giáo Hội kính ngày 7/4 hàng năm.

Châm ngôn

"SIGNUM FIDEI": Dấu Chỉ Đức Tin
Người tu sĩ La San để cho đức tin soi dẫn đời mình. Do đó, tinh thần của dòng là Tinh Thần Đức Tin. Trong đức tin, người tu sĩ La San chiêm ngưỡng ý định của Thiên Chúa muốn cứu rỗi các trẻ em, các thanh thiếu niên, đặc biệt những trẻ nghèo và bị bỏ quên. Tinh thần đức tin nơi các sư huynh được triển nở thành Lòng Nhiệt Thành, cố gắng thực hiện ý định đó cùng với những ai được mời gọi theo cùng một sứ vụ.

Hoạt động

Hướng hoạt động chủ yếu thuộc phạm vi giáo dục nhân bản và Kito, đặc biệt bằng trường học là phương tiện ưu chọn.
Trước 1975, tại miền Nam Việt Nam, anh em La San hoạt động trong các trường mang tên chung là trường La San, cùng những sinh hoạt bên ngoài học đường như các phong trào thiếu nhi, thanh thiếu niên: Hùng Tâm Dũng Chí, Hiệp Sĩ Chúa Hài Đồng, Thanh Sinh Công, hội Thánh Mẫu, hội Bác Ái Vinh Sơn,...
Sau t4/1975, tất cả các trường La San (23 trường lớn nhỏ, từ tiểu học tới đại học) được Nhà nước quản lý. Một vài Sư huynh tiếp tục dạy trong các trường công lập cấp 3 và ĐH, một số là giáo sư các Học viện Thần học, một số giảng dạy tại các trung tâm tin học, dạy nghề (sửa xe máy, mộc) và thường xuyên tham gia huấn luyện giáo lý viên, linh hoạt viên tại các họ đạo...

Nhân sự

Số tu sĩ của tỉnh dòng La San Việt Nam hiện nay là 84, gồm 64 sư huynh khấn trọn và 19 khấn tạm. Tại TP.HCM có 54 sư huynh (gồm 6 cộng đoàn). Còn lại rải rác vài cộng đoàn khác tại Đồng Nai, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Huế...

Điều kiện tuyển chọn

Muốn gia nhập dòng, phải học hết trung học và được các linh mục hoặc tu sĩ giới thiệu.
Bước đầu là nhập môn dự tu có thể có tại mỗi cộng đoàn La San. Tại đây, các em tìm hiểu ơn gọi, lo bồi bổ giáo dục nhân bản Kito giáo, và nếu có khả năng, cố gắng lấy các bằng cấp cần thiết (sư phạm) cho việc dạy học sau này. Thời gian có thể kéo dài 3, 4 năm. 
Bước hai là được vào thỉnh viện và sống tại đây 1 năm hoặc hơn tùy trường hợp. Đây là thời gian củng cố việc giáo dục theo tinh thần Kito giáo và ơn gọi La San. 
Bước ba là 1 năm tập viện, tập trung vào việc đặt nền móng cho đời thánh hiến La San.
Cuối tập viện, nếu mọi sự trôi chảy thì được phép khấn lần đầu và được gửi lên học viện. Trong thời gian 3 - 4 năm học tại học viện, người tu sĩ trẻ tiếp tục đào sâu đời thánh hiến, củng cố việc huấn luyện thiêng liêng, thần học, sư phạm và tông đồ, trước khi được gửi đến các cộng đoàn.

Địa chỉ nhà Trung ương

Via Aurelia, 476 - C.P.9099 (Aurelio) 00165 Rome - Italy
Văn phòng tỉnh dòng: 53B Nguyễn Du - P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM.
Điện thoại: 08 8299134
Fax: 84 08 8299134

Một số đại học dòng La San trên thế giới

  • De La Salle University, Manado, Indonesia
  • Christian Brothers University, Memphis, Tennessee, Hoa Kỳ
  • Đại Học De La Salle University-Manila, Manila, Philippines
  • Đại Học Saint Benilde, Manila, Philippines
  • Manhattan College, New York, Hoa Kỳ
  • St. Joseph College, Hong Kong
  • College of Santa Fe, Santa Fe, New Mexico, Hoa Kỳ

Các Thánh dòng La San

  • Jean-Baptiste de la Salle (Gioan La San)
  • Bénilde Romançon
  • Mutien-Marie Wiaux
  • Miguel Febres Cordero
  • Jaime Hilario

Liên kết ngoài

Trang Web Tỉnh Dòng La San Việt Nam

Dòng Nữ Vương Hòa Bình

DÒNG ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH 

Năm thành lập: 
 ngày 02.02.1976
Giới thiệu: 
LỊCH SỬ HỘI DÒNG
- Đâng khai sáng: Đức Cha Phaolo Kim - Cố Giám mục giáo phận Kontum.
- Đấng thiết lập: Đức Cha Phero Nguyễn Huy Mai - Cố Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột
- Đức Giám mục Giáo Phận Nha Trang, nguyên tuyên úy Hội dòng.
Trong thập niên 50 khi nhận trách nhiệm cai quản giáo phận Kontum, Đức Cha Paul Léon Seitz đã kêu mời các Hội Dòng đến tiếp tay với ngài trong việc truyền giáo cho anh em Dân Tộc.
Vào những ngày đầu tháng 9 năm 1959, ngài đã qui tụ một nhóm đệ tử đầu tiên đến từ Phú Yên, Pleiku, Đăk Lăk, Kontum, đến sống chung với đệ tử Dòng Thánh Phaolô tại giáo xứ Tân Hương, Kontum, và nhờ quý Soeurs Dòng Thánh Phaolô Tỉnh Dòng Đà Nẵng huấn luyện. Cũng trong thời gian này, Đức Cha tuyển lựa một số chị trong nhóm các Dì Dòng Mến Thánh Giá đang phục vụ tại trường Cuénot trong giáo phận Kontum để gia nhập Dòng mới của ngài. Năm 1960, Đức Cha gửi các chị này và các chị mới gia nhập ra làm nhà tập tại Tập Viện Stella Maris của Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng. Sau thời gian tập kỳ, năm 1963, các chị trở về Kontum và tuyên khấn lần đầu tại giáo xứ Tân Hương.
Từ tháng 6 năm 1964 Dòng được chuyển dần về Ban Mê Thuột và xây dựng cơ sở đầu tiên tại 151 Phan Chu Trinh Ban Mê Thuột.
Năm 1967, toàn Dòng được chuyển về Ban Mê Thuột trước khi Tòa Thành thiết lập giáo phận mới vào ngày 22.06.1967.
Ngày 23.8.1967 Đức Cha Paul Léon Seitz đã trao Dòng cho Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Mai.
Ngày 31.05.1969, sau khi được phép Tòa Thánh theo văn thư số 2248/69 ngày 22.04.1969 của Đức Hồng Y Phêrô Agagianian, Bộ Trưởng bộ Truyền Giáo, Dòng được Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Huy Mai, Giám Mục tiên khởi giáo phận Ban Mê Thuột, chính thức thiết lập tại Ban Mê Thuột với danh xưng là “Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình”. Trong giai đoạn đầu tại giáo phận Ban Mê Thuột, Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng vẫn tiếp việc huấn luyện và điều hành Dòng. Từ ngày 02.02.1976, chị em tự đảm trách công việc quản trị Dòng.
2. ĐẶC SỦNG
Dòng góp phần xây dựng Nước Trời, bắt đầu trong Giáo Phận Ban Mê Thuột, ưu tiên cho anh chị em dân tộc ít người.
3. LINH ĐẠO
Chị em noi gương Đức Mẹ trong công cuộc chinh phục hòa bình cho mình và cho người khác để tiến bước trên đường tu đức.
Nơi Đức Mẹ chị em tìm học:
- Đời nội tâm sâu sắc;
- Lòng tin mãnh liệt và niềm cậy trông vững vàng;
- Tuân phục ý Chúa mọi đàng;
- Tham dự mọi cách vào mầu nhiệm cứu rỗi;
- Phục vụ tha nhân một cách ân cần và tế nhị;
- Vui vẻ, nhiệt thành loan báo Tin Mừng cho mọi người.









Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản


4. BỔN MẠNG
  Lễ bổn mạng Dòng: Lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương, ngày 22 tháng 8
  Lễ Tước hiệu Dòng: Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, ngày 01.01.
5. CHÂM NGÔN
"Sống và truyền rao Tin mừng Hòa Bình của Chúa Kito cho mọi người theo gương Đức Maria, Nữ Vương Hòa Bình".
6. MỤC ĐÍCH
- Mục đích chung: làm sáng danh Chúa và thánh hóa bản thân.
- Mục đích riêng: góp phần xây dựng Nước Trời, bắt đầu trên miền cao nguyên.
7. SỨ VỤ
Chị em loan báo Tin Mưng hòa bình của Chúa Kitô cho mọi người qua các việc tông đồ:
- Dạy giáo lý;
- Cổ võ học hỏi Thánh kinh;
- Hoạt động trong các lĩnh vực: từ thiện, giáo dục, huấn nghệ, y tế ...
- Khi cần thiết, Dòng cũng đảm nhận những công việc khác do Bề trên Giáo phận trao phó, tùy nhu cầu của thời đại và địa phương.
8. SỐ CỘNG ĐOÀN
Chị em hiện diện tại 42 cộng đoàn trong 5 Giáo phận:
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Kontum
- Tổng giáo phận Saigòn
- Tổng giáo phận Hà Nội

9. NHÂN SỰ
Đến năm 2013 gồm có:
- Nữ tu khấn trọn: 186
- Nữ tu khấn tạm:   73
- Tập sinh:    57
- Thỉnh sinh:    33
- Thanh tuyển sinh: 170
10. ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP
- Tuổi từ 18-25, đã tốt nghiệp phổ thông trung học, hoặc trung cấp, cao đẳng, đại học;
- Có sức khỏe tốt, phán đoán lành mạnh, tâm lý quân bình;
- Có khả năng lãnh hội và tiếp nhận sự huấn luyện;
- Có khả năng sống đời sống cộng đoàn;
- Có đời sống đạo đức và ước muốn tận hiến cho Thiên Chúa trong ơn gọi Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình.

11. ĐỊA CHỈ NHÀ MẸ
254 Xô Viết Nghệ Tĩnh
TP. Buôn-Ma-Thuột, Tỉnh ĐăkLăk
ĐT: 0500 -3855561 / 3813261
Fax. 0500.3813590
Email: nvhbbmt@gmail.com  -  cadala55@yahoo.com

12. BỀ TRÊN ĐƯƠNG NHIỆM
Nữ Tu Marie Catherine Đặng Thị Lành

13. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC VỀ ƠN GỌI
02 Trần Hưng Đạo, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
ĐT: 0500-3811326
E-mail: ttvnvhb@vnn.vn

Dòng thừa sai bác ái Chúa Kito

DÒNG THỪA SAI BÁC ÁI CHÚA KITÔ

1. Nguồn gốc Hội dòng :

Tháng 7 năm 1973, theo lời mời của Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, Mẹ Têrêsa Calcutta đã sai 7 thầy thuộc nghành nam Thừa Sai Bác Ái đến Sài Gòn để phục vụ và chăm sóc cho những người nghèo khổ tại đây. Biến cố 30/04/1975 xảy đến, các thầy đã phải lánh nạn và tản cư sang Hồng Kông. Vì tha thiết yêu mến Linh đạo của Mẹ Têrêsa, năm 1979 Đức Tổng Phaolô Bình đã cho phép nhóm nữ tu do chị Marie Francoise Hà Thị Thanh Tịnh phụ trách được hình thành với danh hiệu Thừa Sai Bác Ái Chúa Ki-tô và sống theo Linh đạo của Mẹ Têrêsa Calcutta :
2. Sứ mạng: Chầu Thánh Thể hằng ngày và phục vụ vô vị lợi cho những người nghèo nhất 
                   trong những người nghèo.
3. Mục Đích: Làm vơi cơn khát vô tận của Chúa Giêsu trên Thánh giá vì yêu các linh hồn.
4. Tinh Thần: Sống hoàn toàn phó thác, tin tưởng, yêu thương và tràn đầy niềm vui như đã 
                      được sống bởi Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong Phúc Âm.



Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình Tổng Giáo Phận Sài Gòn
 
- Sinh ngày 01/9/1910 Tại Sài Gòn.
                                  - Vào Chủng Viện Sài Gòn năm 1922.

                                  
- Thụ phong Linh mục ngày 27/3/1937.   
                                  - Du học tại Roma 1939.
                                  - Tòa Thánh chọn làm Giám Mục Cần Thơ ngày 20/9/1955.
                                  - Được tấn phong Giám Mục ngày 30/11/1955.
                                  - Tòa Thánh bổ nhiệm Tổng Giám Mục 1960 - 1995.
                                  - Khẩu hiệu "Euntes Docete" (Hãy đi rao giảng).
                                    An nghỉ trong Chúa ngày 01.07.1995 Hưởng thọ 85 tuổi. 
5. Hoạt động tông đồ của Dòng : 
* Mở nhà mái ấm đón nhận các cô gái lỡ lầm, cứu thai nhi.
* Nhà cô nhi giúp các em cô nhi nhỏ chưa tự lập được.
* Mở nhà tình thương đón nhận và chăm sóc cho các cụ già neo đơn,bị bỏ rơi.
* Chăm sóc các nạn nhân HIV/AIDS. 

* Giúp giáo lý tại các giáo xứ.
* Mở trường mẫu giáo chăm sóc các cháu gia đình nghèo.
* Chầu Thánh Thế hằng ngày.
         Chầu Thánh Thể hằng ngày
 6. Bổn mạng
 Hội dòng được dâng cho Mẹ Maria Trinh Nữ Vương, vì Hội dòng được sinh ra nhờ sự bảo trợ của Mẹ và phát triển qua sự cầu bầu không ngừng của Mẹ.
Lễ Bổn mạng mừng ngày 22-8.

7. Điều kiện gia nhập:


- Thiếu nữ Công giáo tuổi từ 18-30,
- Trình độ văn hoá hết lớp 12 trở lên
- Có ước muốn dâng mình cho Chúa qua tinh thần sống nghèo và phục vụ người nghèo.

8. Lịch sử Hội dòng :


IÂm thầm hiện diện và hoạt động ( từ 1979 - 1984 ) Do hoàn cảnh chính trị khó khăn, đặc biệt sau biến cố 30/04/1975, nhóm nữ tu đầu tiên gồm 7 người thường âm thầm hoạt động trong các bệnh viện tại Sài Gòn, chăm sóc thuốc men, cơm cháo và âm rước Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân nghèo không có điều kiện được chữa trị trong bệnh viện, phải nằm bên ngoài cổng các bệnh viện; đồng thời châm cứu, khám và chữa bệnh miễn phí tại Trạm y tế Phường 13, Quận Phú Nhuận.Tp.HCM.

II. Giai đoạn từ 1985 - 1995 
- Mở lớp chăm sóc các trẻ em khuyết tật tại số 428 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Quận Phú Nhuận. Lớp có 35 cháu ( từ 1987 đến 1995 ). 
- Mở lớp Tình Thương Phổ Cập giúp các em dân tộc và vùng kinh tế mới tại Giáo xứ Xã Đoài, Đức Minh, Buôn Mê Thuột ( từ 1991 đến 1995 ).
- Tham gia lớp dạy cắt may cho các thiếu nữ nghèo tại Quận Phú Nhuận (Từ 1993 - 1997). 

Năm 1980:
Đức Tổng Phaolô Bình đã viết thư giới thiệu các chị em cho Mẹ Têrêsa ở Cacutta; và Mẹ đã xin Đức Tổng chờ đợi thêm cho đến khi Mẹ có thể sang Việt Nam. Mãi cho đến năm 1991, Ngài lại viết thư cho Mẹ Têrêsa. Tháng 9/1991, Mẹ đã xin đựơc Visa sang Việt Nam, nhưng chỉ được phép đến Hà Nội; và dịp này Mẹ đã xin chính phủ Việt Nam cho phép các nữ tu của Mẹ sang phục vụ trong nước Việt Nam.
Ngày 04/11/1993 Mẹ Têrêsa mới được phép vào Sài Gòn. Ông Lãnh Sứ Quán Ấn Độ và cô thư ký của ông ra đón Mẹ. Cùng đi với Mẹ có Sister Nirmala Phó Tổng Quyền và Cô Jannette là bác sĩ chăm sức khỏe cho Mẹ. Sau khi lên xe của ông Lãnh Sứ Quán Mẹ Têrêsa đưa cho Ông ấy tên Hà Thị Thanh Tinh và Đoàn Thị Bạch Hảo ( ghi rõ địa chỉ ) là người Mẹ muốn gặp. Ông Lãnh Sứ Quán Ấn đưa Mẹ về tới khách sạn Caraven ( vì lúc đó người đân không được phép đón người ngoại quóc trong nhà mà bất cứ khách nào cũng vậy). Ông Lãnh sứ Quán cho cô thư ký đi tim kiếm người mang tên Hà Thị Thanh Tinh để người này lên gặp Mẹ. Sau khi gặp cô thư ký Thanh Nga, hai Soeur Thanh Tịnh và Bạch Hảo lên gặp Mẹ với niêm vui khôn tả. Vừa gặp hai chị em, Mẹ đã ôm hôn và nói:" Me muốn gặp các con lâu rồi nhưng chưa có cơ hội..." Sau đó Mẹ nói Sr Thanh Tịnh gọi điện thoại sang tòa Giám Mục để xin cho Mẹ cuộc hẹn gặp Đức Tổng Phaolô vào ngày hôm sau. Thời gian đó số chị em Việt Nam đã tăng lên 20 chị em. 

Đầu năm 1994 Mẹ Têrêsa đã đưa 8 nữ tu của Mẹ đến phục vụ cho những người nghèo tại Việt Nam. 4 Sisters phục vụ các trẻ cô nhi và khuyết tật tại số 38 Tú Xương Sài Gòn và 4 Sisters phục vụ trẻ em khuyết tật tại Trung Tâm Khuyết Tật Thụy An, Ba Vì, tỉnh Hưng Hóa. Các Sisters làm việc tại Tú Xương hằng tuần sang 428 Huỳnh Văn Bánh Phú Nhuận sinh hoạt với các chi em Việt Nam. Năm 1994 Mẹ Teresa đến Việt Nam 3 lần, Mẹ thường lui tới với các chị em tại 428 HVB.
Đức Tổng Phaolô Bình có ý định xin cho 20 chị em này vào Dòng của Mẹ Têrêsa để được huấn luyện và sau sẽ trở về phục vụ tại Việt Nam. Mẹ Têrêsa đã nhận 20 chị em vào Hội dòng của Mẹ. Mẹ Têrêsa và các Sisters cùng các chị em Thừa Sai Việt Nam trong Phòng Nguyện tại Nhà 428, sau Thánh Lễ Tạ Ơn ngày 12/11/1994 có sự hiện diện Mẹ Têrêxa, Sister Nirmala, 4 Sisters tại 38 Tú Xương cùng các chị em Việt Nam tại phòng nguyện nhà 428 Huỳnh Văn Bánh,ngày 25/03/1994.
Tháng 5 năm 1994 Mẹ Têrêsa đã xin chính quyền Việt Nam  cho phép 7 chị em Việt Nam sang Ấn Độ để được huấn luyện; đồng thời, Mẹ đã làm đơn gửi cho chính phủ Việt Nam kèm với danh sách 20 chị em Việt Nam để xin mở nhà huấn luyện tại số 428 Huỳnh Văn Bánh, F.14, Phú Nhuận, nhưng Mẹ Têrêsa đã không nhận được sự chấp thuận của chính quyền.
Các Sisters phục vụ tại hai cơ sở trên chưa đầy 2 năm thì nhận được lệnh Nhà Nước Việt Nam không cho phép các chị gia hạn visa và phải rời khỏi Việt Nam.
Ngày 21/12/1995, Mẹ Têrêsa, Sister Nirmala từ Singapor bay qua Hà Nội gặp chính quyenf Hà Nội để xin gia hạn visa cho các Sisters; nhưng Mẹ đã chờ hết cả buổi sáng mà không có ai tiếp. Đến khoảng 3 giờ chiểu, có một người ra trả lời với Mẹ là nội trong ngày mai (tức ngày 23/12/1995) các nữ tu của Mẹ phải rời khỏi Việt Nam.
Ngày 23/12/1995 Mẹ Têrêsa và các nữ tu của Mẹ phải rời khỏi Việt Nam. Với hoàn cảnh khó khăn Mẹ Têrêsa đã không thể mở nhà tại Việt Nam theo mong ước của Mẹ, cũng không thể bảo lãnh các chị em Việt Nam sang Ấn Độ để được huấn luyện. Mẹ nói " sau này nếu các chị em muốn thì Mẹ và Hội dòng của Mẹ sẵn sàng đón nhận hoặc sát nhập vào Hội dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ."  Mẹ Têrêsa đã trăn trở nhiều về ơn gọi của các chị em Việt Nam và để các chị em an tâm trong đời sống thánh hiến hầu làm sáng danh Chúa và hữu ích cho các linh hồn, nên ngày 01/4/1996, Mẹ đã viết thư cho Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi - Giám quản Tông toà Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh lúc đó- xin Đức Cha thành lập các chị thành hội dòng thuộc giáo phận. 

Ngày 25/3/1996, Đức Cha Nicôlas Huỳnh Văn Nghi đã ký Quyết Định, công nhận Hội dòng là dòng thuộc Giáo phận Sài Gòn với tên gọi mới là Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô, sống theo Linh đạo của Hội dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa Calcutta khi Đức Cha Nicôlas Huỳnh Văn Nghi còn làm Giám quản Tông tòa Gp. Tp. HCM (1993 – 1998)

II. Giai đoạn từ năm 1996 đến 2007 :

Với sự bầu cử của Mẹ Têrêsa, Hội dòng đã gia tăng nhiều ơn gọi mới, cũng như các thí điểm truyền giáo. Đến năm 2007, Hội dòng đã hiện diện và hoạt động trên các giáo phận :

Giáo phận Tp.Hồ Chí Minh :
- Nhà Mẹ,
-1 Nhà Tình Thương đón những người vô gia cư tại Tân Thông Củ Chi
-4 nhà mở đón tiếp các cô gái lầm lỡ, cứu thai nhi.Trong địa bàn quận Gò vấp
-2 nhà cô nhi, 1 nhà cho trẻ nam và 1 nhà cho trẻ nữ đang theo học cấp 1, 2 và cấp 3
-1 trường mẫu giáo và 1 nhóm trẻ gia đình giúp các trẻ em nghèo ở Hóc Môn.
-3 Cộng đoàn - một cộng đoàn giáo xứ Tân Qui - một cộng đoàn ấp 6 Xã Nhị Bình - một cộng đoàn Bình Mỹ Củ Chi.
Giáo phận Long Xuyên :
1 trường Phổ Cập ở Hòn Đất, Kiên Giang. 
1 cộng đoàn tại Giáo xứ Tân Lập, giúp giáo lý và thăm viếng người bệnh, người già neo đơn.
- Giáo phận Mỹ Tho : 
1-cộng đoàn  giáo xứ Thánh Tâm.
1-cộng đoàn thuộc giáo xứ Hòa Bình, Cà Dăm, Huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Giúp ca đoàn, dạy giáo lý và xóa mù chữ cho thanh thiếu niên .
- Giáo phận Bà Rịa : 
1-cộng đoàn giúp dạy giáo lý, thăm viếng bệnh nhân và người già neo đơn tại giáo họ Long Điền và giáo xử Hải Lâm.
1- Nhà Tình Thương đón nhận các cụ già neo đơn và các cô cơ nhỡ và bị bạo hành. Đầu năm 2014 có 20 bà
- Giáo phận Phú Cường :
1- Phục vụ Nhà Dưỡng Lão Tình Thương tại giáo xứ Tân Thông ở Củ Chi - Năm 2014 trên 70 cụ già vô gia cư
1- Mở Mái Ấm tại giáo xứ Búng Thuận an đón nhận các cô gái lỡ lầm, cứu thai nhi - từ năm 2006đến 2014 trên 500 thai nhi
1- Phục vụ Nhà Tình Thương Samaritanô tại TGM Phú Cường- đầu năm 2014 có trên 20 cụ bà neo đơn
1- Nhà Tình Thương Phước Điền - Tây Ninh. Đầu năm có  trên 40 cụ bà vô gia cư

Tại bệnh viện Nhân Ái (Trung Tâm Trọng Điếm ) tỉnh Bình Phước : đã có 12 nữ tu hiện diện và phục vụ các bệnh nhận HIV/AIDS trong 4 năm qua.

- Tại Pháp : 
2 cộng đoàn phục vụ cho người vô gia cư và nhà mở tiếp đón các phụ nữ ngoài đường phố trong Giáo phận Nice.
- Tại Mỹ :
1- Cộng đoàn dạy giáo lý cho trẻ em trong giáo xứ St. Philip Apostle Church, thuộc  Giáo phận Corpus Christi, Texas.
1- Các chị em phục vụ Nhà Dưỡng Lão , cũng như thăm các người già neo đơn...
     Đầu tháng 9 năm 2012 chị em bắt đâu hiện diện tại đây. Cộng đoàn thuộc giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp Dallas.
1- Cộng đoàn Holy Family tại giáo phận San Jose, California
1- Cộng đo&

Hội Dòng Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương

HỘI DÒNG NỮ TU THỪA SAI ĐỨC MẸ TRINH VƯƠNG

Sơ lược tiểu sử
LINH MỤC ĐAMINH BÊNAĐÔ MARIA
BÙI KHẢI HOÀN, CMC
ĐỒNG SÁNG LẬP DÒNG TRINH VƯƠNG


Linh mục Đaminh Bênađô Maria Bùi Khải Hoàn (Đaminh Bùi Quang Trung)

Sinh ngày 24.11.1919 tại Trà Lũ, Trà Đoài, Xuân Trường, tỉnh Nam Định, giáo phận Bùi Chu.

Lãnh bí tích Thánh Tẩy ngày 30.11.1919, thánh hiệu Đa-minh, tại Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Nhai, Bùi Chu.

Ngày 14.12.1947 : chịu chức Linh Mục tại Quần Phương - Bùi Chu, do Đức Giám mục Đaminh Hồ Ngọc Cẩn.
Châm ngôn của Cha :

“ADVENIAT REGNUM SACRATISSIMORUM CORDIUM” (AR SS CC) “Xin cho Nước Hai Trái Tim Cực Thánh trị đến”.

Sau khi Thụ Phong Linh Mục, được bổ nhiệm làm Cha phó xứ Thức Hóa, Bùi Chu, linh hướng Dòng Mân Côi và Trường Thử Trung Linh.

Ngày 02.02.1953 : Gia nhập Tập viện Dòng Đức Mẹ Đồng Công, Cha được nhận tên mới: “Bênađô Maria Bùi Khải Hoàn”, theo Tục lệ của Dòng.
 Ngày 25.3.1954 : Tuyên Khấn lần I trong Dòng Đức Mẹ Đồng Công.

* Được giao trách nhiệm xây dựng Dòng Trinh Vương.
Ngày 10.11.1954 : Được Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi và Cha Sáng Lập Dòng Đồng Công Đaminh Maria Trần Đình Thủ cử đến giúp chị em Dòng Trinh Vương, lúc đó là Dòng Mến Thánh Gía Bùi Chu mới di cư vào Sài Gòn, đang trọ tại Dòng Mến Thánh Gía Thủ Thiêm, chuẩn bị đi định cư tại Ngũ Hiệp, thuộc tỉnh Mỹ Tho.

Tháng 02.1956 : Cha đưa Dòng Mến Thánh Gía từ Mỹ Tho, về định cư tại Bùi Môn, Hóc Môn, Gia Định.

Ngày 25.3.1958 : Cha tuyên khấn trọn đời trong Dòng Đồng Công.

Tháng 5.1959 : Cha viết Hiến Pháp cho Dòng và xin đổi tên “Mến Thánh Gía Bùi Chu” thành “Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương” (gọi tắt là Dòng Trinh Vương).

* Sau biến cố 30.04.1975 
Ngày 05.05.1975 : Được phép Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn văn Bình và Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, Cha cùng với chị em chuyển trụ sở chính của Dòng từ Bùi Môn lên nông trại Trinh Vương Phú hiệp, Di Linh, Lâm Đồng, thuộc giáo phận Đà lạt.

Năm 1991, Cha cùng Hội Đồng Dòng tu chính Hiến Pháp cho phù hợp với Giáo Luật mới (1983) và những giáo huấn mới của Giáo hội về đời sống thánh hiến.

Cha Đaminh Bênađô Maria Bùi Khải Hoàn được Chúa gọi về ngày 03.02.2006, Hưởng thọ 87 tuổi, 59 năm Linh Mục, 52 năm Khấn Dòng, và cũng 52 năm là Cha của Hội Dòng Trinh Vương.

Suốt 52 năm đồng hành với Hội Dòng Trinh Vương, Cha Bênađô Maria không ngừng nỗ lực lo cho chính mình nên thánh, cả khi tuổi già sức yếu; đồng thời khuyến khích, thúc giục và luôn thao thức tìm mọi phương tiện có thể để giúp chị em sống trọn hảo ơn gọi thánh hiến.


LƯỢC SỬ HỘI DÒNG NỮ TU THỪA SAI ĐỨC MẸ TRINH VƯƠNG

  

1. Nguồn gốc:
Hội Dòng Trinh Vương ban đầu là Dòng Mến Thánh Giá Bùi Chu được Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám Mục Bùi Chu, ban sắc thiết lập (Decretum erectionis) ngày 14.9.1953. Đức Cha trao trách nhiệm huấn luyện tinh thần cho Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ, Vị Sáng Lập Dòng Đức Mẹ Đồng Công.
Do hiệp định Genève, tháng 7 năm 1954, tất cả chị em Dòng Mến Thánh Gía Bùi Chu di cư vào Sài Gòn, gồm 3 chị khấn, 6 Tập sinh. Ở lại Bùi Chu chỉ còn một số chị lớn tuổi, không có lời khấn.
Ngày 10.11.1954, Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ cùng với Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi uỷ thác việc coi sóc Dòng Mến Thánh Giá Bùi Chu cho Cha Bênađô Maria Bùi Khải Hoàn (Đaminh Bùi Quang Trung), một thành viên của Dòng Đức Mẹ Đồng Công.

2. Hiến Pháp và tên Dòng:
Vì Dòng Mến Thánh Gía Bùi Chu chưa có Hiến Pháp riêng, nên tháng 5 năm 1959, với sự ưng thuận của Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Cha Bênađô Maria viết Hiến Pháp cho Dòng theo mẫu của Thánh Bộ Truyền Giáo, đồng thời xin đổi danh hiệu “Mến Thánh Giá Bùi Chu” thành “Dòng Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương” (gọi tắt là Dòng Trinh Vương).

Ngày 30.4.1960 Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi viết thư sang Tòa Thánh xin duyệt bản Hiến Pháp và việc đổi tên Dòng.

Với văn thư N.96/66 ngày 28.01.1966 gửi về Tòa Tổng Giám Mục Sàigòn, Toà Thánh đã chấp thuận bản Hiến Pháp và việc đổi tên Dòng.

Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, bằng văn thư số 365/66 ngày 14.5.1966, đã ban sắc lệnh công bố Hiến Pháp và đổi tên Dòng.

Theo nguồn gốc và những công việc Cha Bênađô Maria Bùi Khải Hoàn đã làm cho Hội Dòng Trinh Vương, Toà Thánh đã xác định :
- Đức Giám Mục Pière Lambert de la Motte là Vị “Sáng Lập trong lịch sử” của Hội Dòng,
- và Cha Bênađô Maria Bùi Khải Hoàn, CMC, là Vị “Đong Sáng Lập” của Hội Dòng, (Do Bộ các Tu hội Đời Sống Thánh Hiến và Hội Đời Sống Tông Đồ, văn thư số DD, 2455-1/98, ngày 18.9.1999).

 



3. Một vài sinh hoạt của chị em
a/ Trước 30.4.1975 : Phần đông chị em làm công tác giáo dục tại 2 trường trung học và 6 trường tiểu học tại các xứ đạo có thiết lập cộng đoàn.
Ngoài ra, chị em còn cộng tác với nhà in Nguyễn Bá Tòng, 63 Bùi thị Xuân, Sài Gòn.

b/ Sau biến cố 30.4.1975 : Được phép của Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn, Phaolô Nguyễn văn Bình và Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, giáo phận Đà Lạt, Nhà Mẹ của Dòng được chuyển lên Phú Hiệp, thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Thời gian này, chị em hoà đồng với đời sống của đồng bào trong hoàn cảnh mới, dấn thân vào lao động : cấy lúa, trồng màu, càphê, trồng mía nấu đường, trồng củ chóc làm bột, làm miến, nuôi tằm, đan giỏ lá buôn, làm mành trúc, dệt ren v.v…

Chị em đặc biệt giúp anh em bản địa (người Dân tộc KHo tại Phú hiệp) nâng cao kỹ thuật canh tác, dạy xoá mù chữ và chăm sóc mục vụ.

c/ Khi “Trời sáng” hơn.
Từ năm 1985 chị em tại tu viện Bùi môn mở “Nhóm Trẻ gia đình”.
Năm 1993 hoàn cảnh thuận tiện, chị em lại được phép hai Đức Giám Mục chuyển nhà Mẹ về giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, để chị em có dịp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn , thăng tiến đời sống thánh hiến, phát triển công tác giáo dục Mầm Non; đồng thời tham gia một cách tích cực hơn vào việc mục vụ tại các giáo xứ và các công tác từ thiện bác ái, đã mở trường Mầm Non tại :

- Bùi môn, Hốc Môn - Trung Chánh, Hốc Môn - Xuân Thới Sơn, Hốc Môn

- Châu Bình, Thủ Đức - Phú Thọ Hoà, Tân Phú - Quận 3, TP HCM

- Phú hiệp, Lâm Đồng - Kênh 8, Kiên Giang - Sao Mai, Vũng Tàu

4- Mục đích của Dòng :Mục đích của Dòng Trinh Vương là : làm vinh danh Thiên Chúa do việc thánh hóa các phần tử trong Dòng bằng tuân giữ 3 lời khấn.

5- Đặc sủng của Dòng :Thực hiện việc tông đồ, nhất là cho những người nghèo hơn (xem số 10 sau đây).

6- Linh đạo của Dòng Trinh Vương là :
TINH THẦN THƠ ẤU THIÊNG LIÊNG PHÚC ÂM
hệ tại việc
Trở nên con nhỏ của Cha trên trời, nhờ Mẹ Maria
theo gương Chúa Giêsu thơ bé.

Linh đạo này bắt nguồn từ mệnh lệnh của Chúa Giêsu : “Nếu các con không hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời”. (Mt 18.3),

Theo gương tinh thần Thơ Ấu Thiêng Liêng của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và linh đạo tận hiến cho Đức Mẹ của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort.

7- Bổn mạng : Lễ Đức Maria Nữ Vương, ngày 22/8.

8- Địa chỉ Nhà Mẹ :
41/2D, ấp Tân Tiến, xã Xuân Thới Đông, Hốc Môn, Tp H.C.M
Đt : 08.891.0676 - 710.9011 E-mail : dtrinhvuongvn@gmail.com
9- Bề Trên Tổng Quyền :


   











Maria Nguyễn thị Thức (Mai Hoa)

10- Hoạt động tông đồ tại Việt nam hiện nay :




Dạy trẻ em Mầm non










Học sinh trường tình thương

 
 
Dạy giáo lý thiếu nhi
   
.

















Phục vụ người Dân Tộc KHo tại Phú Hiệp, Di Linh, Lâm Đồng.




Mở nhà hưu dưỡng (Mái ấm Thiên An) phục vụ các cụ bà già neo đơn.


 
 

11- Số cộng đoàn :
Tại Việt nam : 12 cộng đoàn, phục vụ tại các giáo phận 
Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Đà Lạt, Long Xuyên. 
Tại Hoa Kỳ : 04 cộng đoàn.

12- Nhân sự : Tổng số nữ tu tại Việt nam : 431
Nữ tu khấn trọn : 322 
Nữ tu khấn tạm : 109 
Tập sinh : 34 
Thỉnh sinh : 46

13- Điều kiện gia nhập Đệ Tử viện :– Thiếu nữ tuổi từ 18-25,
– Tốt nghiệp phổ thông trung học, hoặc trình độ văn hóa tương đương với tuổi.
– Có thiện chí thành thực muốn tận hiến cho Chúa,
– Óc phán đoán quân bình và có khả năng sống cộng đoàn,
– Sức khỏe đủ để chu toàn các trách vụ trong Dòng.

14- Địa chỉ liên lạc về ơn gọi : 
Nữ tu Maria Nguyễn thị Đăng Ngân (Tôn)
41/2d Tân Tiến, Xuân Thới Đông, Hốc Môn, Tp HCM. ĐT : 08.254.5212

15-Website