"Con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gửi cho họ Thánh Giá sao?"

Tình yêu là số 0!

Tình yêu là số 0. Dù có thêm bao nhiêu vào bao nhiêu số 0 đi chăng nữa, thì kết cục cũng chỉ nhận lấy thất bại mà thôi... Đừng có ngớ ngẩn như vậy chứ. Số 0 là điểm khởi đầu của tất cả. Không xuất phát từ nó thì không gì có thể tồn tại được!

Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít

Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật. (Mc 16: 15-18)

Tôi ghét sách!!!

Chúng chỉ dậy tôi về những điều mà tôi chẳng biết gì. Tôi đọc lòi cả mắt và vẫn không đọc được đủ tới một nửa... Tôi càng đọc nhiều, tôi càng thấy còn nhiều điều cần phải đọc.

Tôi sống hết tôi từng khoảnh khắc.

Vì chúng ta còn trẻ nên một ngày không cần phải quá bình yên. Vì chúng ta còn trẻ hãy cứ điên, nếu có sai chúng ta vẫn còn đủ thời gian làm lại mà... Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa.

"Tôi tên là Giêsu của Têrêsa"

- Này em, em tên gì? - Thưa bà, vậy bà tên chi? - Tôi tên là Têrêsa của Chúa Giêsu. Cậu bé mỉm cười rất dễ thương tiếp lời: - Tôi, tôi tên là ... Giêsu của Têrêsa! Nói xong, cậu bé "Giêsu của Têrêsa" biến mất...

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Bóng đá


1. Lịch sử

  • Môn thể thao vua của thế giới.
  • Ra đời tại Anh vào thế kỉ XIX tại ĐH Cambridge

2. Tổ chức 

  • FIFA - Federation International Football Association: Tổ chức điều hành và quản lý bóng đá toàn thế giới là Liên đoàn bóng đá thế giới. FIFA đặt trụ sở ở Zurich, Thụy Sĩ.
  • Có sáu liên đoàn bóng đá châu lục trực thuộc FIFA bao gồm:
* Châu Á: Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC)
* Châu Âu: Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA)
* Châu Đại Dương: Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC)
* Bắc, Trung Mỹ và Caribe: Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF)
* Nam Mỹ: Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL)
* Châu Phi: Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF)

3. Một số luật FIFA qui định

  • Sân bóng: Dài: 90 - 120 m, rộng: 45 - 90m
Vùng cấm địa = khu vực đá phạt = khu vực 16m50: thủ môn được phép dùng tay chơi bóng trong khu vực này và khi cầu thủ phạm lỗi trong khu vực này thì sẽ bị phạt đền penalty.
  • Bóng: C = 70 cm, P = 450 gr, p = 0,6 - 1,1 atm. 
  • Số cầu thủ: phải có 2 đội, mỗi đội có tối đa 11 người trong đó có 1 thủ môn. Trận đấu không được thực hiện nếu một trong 2 đội không còn đủ 7 cầu thủ.- Trong những giải chính thức (FIFA/ liên đoàn bóng đá khu vực/ quốc gia tổ chức): chỉ thay thế max = 3 cầu thủ.
    - Trong những giải không chính thức: không giới hạn, nhưng phải thỏa thuận trước và thông qua trọng tài trước khi thi đấu.

    Quy định về việc thay thế cầu thủ:- Việc thay thế cầu thủ phải được thông báo trước với trọng tài.
    - Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân khi cầu thủ được thay thế đã ra khỏi sân, đồng thời phải có sự cho phép của trọng tài chính.
    - Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân từ ngoài đường biên dọc tại điểm gặp đường giới hạn nửa sân, khi bóng ngoài cuộc.
    - Việc thay thế kết thúc khi cầu thủ dự bị đã vào trong sân thi đấu. .Lúc này cầu thủ dự bị trở thành chính thức và cầu thủ được thay ra không được tham gia trận đấu nữa.

    Quy định về thay thế thủ môn:Bất kỳ cầu thủ nào cũng được phép thay thế thủ môn với điều kiện:
    - Phải thông báo trước với trọng tài.
    - Chỉ được thực hiện khi bóng ngoài cuộc.
  • Trang phục
- Cầu thủ trong thi đấu phải mang những trang phục::Áo thi đấu, quần đùi (nếu mặc quần giữ ấm phía trong quần đùi thì phải có mầu cùng với màu quần đùi thi đấu), tất dài, bọc ống chân, giầy. Cầu thủ không được sử dụng hoặc mang theo những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc cho các cầu thủ khác (gồm các loại trang sức…).
- Thủ môn phải mặc trang phục thi đấu có màu dễ phân biệt với những cầu thủ khác và trọng tài.
  • Thời gian thi đấu
- Mỗi trận đấu có 2 hiệp và mỗi hiệp là 45 phút, trừ trường hợp có sự thoả thuận giữa trọng tài cùng 2 đội bóng tham dự trận đấu.
- Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp: không quá 15 phút, chỉ có thể thay đổi nếu có sự đồng ý của trọng tài.
- Bù thời gian: thay thế cầu thủ dự bị, chăm sóc cầu thủ bị chấn thương, nguyên nhân khác.
- Đá phạt đền: Ngay trước khi kết thúc mỗi hiệp đấu, có đội bóng được hưởng quả phạt đền thì hiệp đấu đó phải được kéo dài thêm để đá xong quả phạt đó.
  • Bắt đầu trận bóng:
- Mở đầu trận đấu:
Trọng tài sẽ tung đồng tiền để xác định đội thắng có quyền chọn cầu môn nào mà đội mình sẽ tấn công trong hiệp một của trận đấu. Đội bạn sẽ được quyền đá quả giao bóng bắt đầu trận đấu.
Đội được quyền chọn sân sẽ được đá quả giao bóng để bắt đầu hiệp 2.
Bắt đầu hiệp 2 của trận đấu 2 đội đổi sân và như vậy hướng tấn công của từng đội sẽ ngược lại với hiệp một.

- Quả giao bóng: thực hiện khi bắt đầu trận đấu, sau mỗi bàn thắng hợp lệ.
Quả giao bóng trực tiếp vào cầu môn được công nhận bàn thắng.

- Quá trình tiến hành quả giao bóng:
+ Tất cả cầu thủ của đội bóng phải đứng trên phần sân của đội mình.
+ Đội không được quyền giao bóng phải đứng cách xa bóng ít nhất là 9m15 cho đến khi bóng được đá vào cuộc.
+ Bóng phải được đặt tại điểm giao bóng trong vòng trung tâm.
+ Trọng tài thổi còi ra lệnh bắt đầu.
+ Bóng trong cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển về phía trước.

- Cầu thủ đá quả giao bóng không được tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa được chạm hoặc đá bởi một cầu thủ khác.
- Sau mỗi bàn thắng, đội thua được đá quả giao bóng để bắt đầu lại trận đấu.
  • Bóng ngoài cuộc và trong cuộc
- Bóng ngoài cuộc: Bóng đã vượt qua hẳn đường biên ngang, biên dọc dù ở mặt sân hay trên không hoặc trọng tài thổi còi dừng trận đấu.

- Bóng trong cuộc: trong suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trận đấu, kể cả các trường hợp: Bóng bật vào sân từ cột dọc, xà ngang cầu môn hoặc cột cờ góc + Bóng bật vào sân từ trọng tài hoặc trợ lý trọng tài đứng trong sân.
  • Lỗi việt vị
- Vị trí việt vị:
+ Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị không coi là phạm luật việt vị.
+ Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị khi: Đứng gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng và gần hơn 2 cầu thủ đối phương cuối cùng.
+ Cầu thủ không ở vị trí việt vị khi: Còn ở phần sân đội nhà; Ngang hàng với hậu vệ đối phương cuối cùng khi trong khung thành có thủ môn; Ngang hàng với 2 đối phương cuối cùng.

- Phạm lỗi::
+ Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị chỉ bị xử phạt nếu ở thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc chạm bóng, theo nhận định của trọng tài cầu thủ đó tham gia vào đường bóng đó một cách tích cực như:
• Tham gia tình huống đó.,• Cản trở đối phương.,• Cố tình chiếm lợi thế trong tình huống việt vị.
+ Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị không bị phạt nếu nhận bóng trực tiếp từ::• Quả phát bóng.,• Quả ném biên,• Quả phạt góc.
  • Vi phạm luật
- Phạt trực tiếp: Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp nếu cầu thủ vi phạm một trong 6 lỗi sau đây1. Đá hoặc tìm cách đá đối phương.
2. Ngáng hoặc tìm cách ngáng đối phương.
3. Nhẩy vào đối phương.
4. Chèn đối phương.
5. Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương.
6. Xô đẩy đối phương.
Quả phạt trực tiếp sẽ được thực hiện tại nơi xảy ra lỗi.

- Phạt gián tiếp: Thủ môn trong khu phạt đền của đội mình phạm một trong 5 lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:1. Giữ bóng trong tay lâu quá 6 giây trước khi đưa bóng vào cuộc.
2. Chạm hoặc bắt bóng trở lại sau khi đã đưa bóng vào cuộc, nếu bóng chưa chạm bất kỳ một cầu thủ nào khác.
3. Chạm hoặc bắt bóng bằng tay khi đồng đội cố tình chuyền về bằng bàn chân.
4. Chạm hay bắt bóng từ quả ném biên về của đồng đội
Cầu thủ phạm một trong 4 lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:
1. Chơi bóng một cách nguy hiểm.
2. Ngăn cản đường tiến của đối phương.
3. Ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc.
- Xử lí:
+ Thẻ vàng - phạt cảnh cáo:


Cầu thủ vi phạm một trong bảy lỗi sau đây sẽ bị cảnh cáo:
1. Có hành vi phi thể thao.
2. Có lời lẽ hoặc hành động phản đối lại quyết định của trọng tài.
3. Liên tục vi phạm Luật.
4. Trì hoãn trận đấu.
5. Không tuân thủ quy định về cự ly trong những quả phạt hoặc quả phạt góc.
6. Vào hoặc trở lại sân không có sự đồng ý của trọng tài.
7. Tự ý rời khỏi sân không có sự đồng ý của trọng tài.

+ Thẻ đỏ - truất quyền thi đấu:
Cầu thủ vi phạm một trong 7 lỗi sau đây sẽ bị truất quyền thi đấu:
1. Có lối chơi thô bạo.
2. Có hành vi bạo lực.
3. Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất kỳ người nào khác.
4. Ngăn cản một bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng cách cố tình chơi bóng bằng tay (không áp dụng với thủ môn ở trong khu phạt đền của đội mình).
5. Ngăn cản một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng hành động phạm lỗi sẽ bị xử phạt quả trực tiếp hoặc phạt đền.
6. Dùng lời lẽ hoặc hành động xúc phạm xỉ nhục hoặc lăng mạ.
7. Nhận thẻ vàng thứ 2 trong một trận đấu.
Cầu thủ bị phạt thẻ đỏ phải rời khỏi khu vực kỹ thuật và kể cả khu vực sát gần sân thi đấu.
  • Quy định về đá phạt.
1. Những loại quả phạt:
Quả phạt gồm: Quả phạt trực tiếp và gián tiếp.
Khi thực hiện các quả phạt, bóng phải được đặt “chết” tại chỗ, cầu thủ đá phạt không được tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác.
2. Quả phạt trực tiếp:
- Bóng đá trực tiếp vào cầu môn đối phương, bàn thắng được công nhận.
- Nếu bóng đá trực tiếp vào cầu môn đội nhà, bàn thắng không được công nhận và đội đối phương được đá quả phạt góc.
3. Quả phạt gián tiếp.
- Ký hiệu: Trọng tài xác nhận quả gián tiếp bằng cách giơ tay lên cao và giữ nguyên tư thế đó cho đến khi quả phạt đã thực hiện, bóng đã chạm cầu thủ khác hoặc ra ngoài các đường giới hạn sân.
- Bóng vào cầu môn:
• Bàn thắng chỉ được công nhận nếu trước khi vào cầu môn, đã chạm một cầu thủ khác.
• Nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đối phương, đội đối phương được hưởng quả đá phát bóng.
• Nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đội nhà, đội đối phương được hưởng quả phạt góc.
4. Vị trí đá phạt:
- Quả phạt trong khu phạt đền:
+ Quả phạt trực tiếp hoặc gián tiếp của đội phòng ngự được hưởng:
• Tất cả cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 cho đến khi bóng được đá vào cuộc, trừ trường hợp họ đã đứng trên đường cầu môn giữa 2 cột dọc.
• Bóng vào cuộc khi được đá và di chuyển.
• Nếu điểm phạm lỗi ở trong khu cầu môn, quả phạt gián tiếp được thực hiện trên đường song song với đường cầu môn tại nơi gần vị trí phạm lỗi nhất.
- Quả phạt ngoài khu phạt đền.
• Tất cả cầu thủ đối phương đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 cho đến khi bóng được đá vào cuộc.
• Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển.
• Quả phạt được thực hiện tại nơi xảy ra phạm lỗi.
  • Ném biên. Từ quả ném biên trực tiếp vào cầu môn, bàn thắng không được công nhận.
1. Được thực hiện quả ném biên khi:
- Quả bóng đã hoàn toàn vượt qua khỏi đường biên dọc dù ở mặt sân hoặc trên không.
- Vị trí ném biên tại nơi bóng vượt qua đường biên dọc.
- Đối phương của cầu thủ chạm bóng cuối cùng được quyền thực hiện quả ném biên.

2. Thực hiện quả ném biên:
Khi thực hiện động tác ném biên, cầu thủ phải:
- Quay mặt vào trong sân.
- Có thể dẫm một phần chân lên biên dọc hoặc đứng hẳn ra ngoài đường biên dọc.
- Dùng lực đều cả 2 tay.
- Ném bóng từ phía sau liên tục, qua đầu. Cầu thủ ném biên không được chạm bóng lần nữa nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác. Bóng trong cuộc ngay sau khi vào trong sân.
Phạt góc:1. Quả phạt góc được thực hiện khi:
Quả bóng đã hoàn toàn vượt qua hẳn đường biên ngang phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt đất hay trên không, do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội phòng ngự.

2. Quá trình thực hiện:
- Bóng đặt trong cung đá phạt góc tại điểm gần cột cờ góc nhất.
- Không được di chuyển cột cờ góc.
- Cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 đến khi bóng được đá vào cuộc.
- Người đá phạt góc là cầu thủ của đội tấn công.
- Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển.
- Cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ khác.

4. Thuật ngữ thông dụng:

- Đạt được một thành tích tốt tới nhiều lần trong một trận đấu:
+ Poker (4 bàn)
+ Hat-trick (3 bàn)
+ Cú đúp (2 bàn)

- Hooligan: nhóm các cổ động viên quá khích đến mức sẵn sàng gây gổ, nổi máu bạo động, đánh lộn nhau bằng mọi cách.